Ba tháng đầu thai kỳ đối với những thai phụ sinh con so thật lạ lẫm và đầy lo âu. Nghén, thèm hoặc kén ăn là những trải nghiệm của hầu hết thai phụ nhưng không giống nhau ở mỗi người. Những triệu chứng sau đây là phổ biến nhất trong “tam cá nguyệt” đầu của thai kỳ.
Ốm nghén
Có đến 85% các bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này không rõ ràng, nhưng hóc-môn thai kỳ chorionic gonadotropin được cho là thủ phạm chính. Khi cơ thể có càng nhiều chất này, cảm giác buồn nôn của bạn sẽ tăng lên. Và đó không hẳn là một dấu hiệu tồi tệ bởi một số chuyện gia cho rằng mẹ càng hay nôn nao thì càng ít nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Những cách sau có thể giúp bạn giảm thiểu ốm nghén cho đến khi chúng biến mất sau 3 tháng đầu:
– Ăn bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Ăn thành nhiều bữa nhỏ có thể làm dịu bao tử và giữ cho bụng của bạn luôn đầy (các cơn buồn nôn sẽ tệ hơn khi bụng rỗng). Trong khi bạn có xu hướng chọn những món ăn lành, các chuyên gia lại khuyên bạn nên thoải mái ăn bất kỳ món gì mà bạn thèm, miễn là nó có lợi cho sức khỏe, và cũng không có vấn đề gì nếu bạn chỉ ăn một món khoái khẩu nào đó trong vài ngày.
– Dùng thêm gừng. Gừng có thể làm dịu sự khó chịu của bao tử, vì vậy hãy thêm một chút gừng vào trà hoặc nước ép trái cây của bạn.
– Vitamin B6. Bổ sung vitamin này có thể khiến bạn mau đói hơn. Hãy hỏi bác sỹ về liều lượng sử dụng phù hợp.
Thèm và kén ăn
Sự ham thích với loại thức ăn nào đó hoặc đặc biệt ghét bỏ với những thức ăn khác thường có liên quan đến chứng ốm nghén. Sự thèm và ác cảm này có thể không đoán trước được, nhưng có đến 80% thai phụ gặp triệu chứng thèm ăn và đến 85% thai phụ cho biết họ không thể nuốt nổi một số món nào đó. Liệu có nên nuông chiều sự thèm ăn và kén ăn của mình hay không? Điều đó còn tùy.
Nếu sự thèm ăn của bạn là lành mạnh, không ngấu nghiến hàng túi khoai chiên hoặc cả nửa lít kem một lúc, bạn cứ yên tâm chiều chuộng cơn thèm của mình. Một nguyên tắc tốt: hạn chế mỗi khẩu phần tự đãi bản thân trong khoảng 75-100 ca-lo. Đối với những món không thể nuốt trôi, hãy thử thay thế bằng món khác để bổ sung chất:
– Nếu bạn không thể uống sữa, hãy thay thế bằng phô-mai ít béo hoặc sữa chua và cố trộn lẫn sữa vào nước sốt, súp, bột ngũ cốc hoặc bánh.
– Nếu bạn không thể ăn được rau xanh, hãy nhóp nhép các loại trái cây giàu beta-caroten như xoài, mơ và dưa đỏ.
– Nếu món thịt khước từ bạn, hãy thay bằng đậu, Bạn cũng có thể chế biến thịt bò, gà ẩn trong các món sốt, súp hoặc món hầm.
Quá nhạy cảm với mùi hương
Nhiều phụ nữ khẳng định khứu giác của mình đặc biệt nhạy khi mang thai. Một giả thiết cho rằng điều này giúp bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Giác quan quá nhạy cảm này thường dịu đi sau vài tháng.
Mệt mỏi
Luôn cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày dài là một trong những tác dụng phụ của thai kỳ. Cơ thể của bạn đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Tử cung của bạn đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần, và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi.
Một thủ phạm ẩn mặt cho sự mệt mỏi quá mức là chứng thiếu máu. Bổ sung chất sắt là rất cần thiết để tạo nên các tế bào máu cho bé, và nếu bạn không đủ chất sắt, em bé sẽ lấy những gì bé cần từ cơ thể bạn và làm bạn kiệt sức. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu khi bạn đi khám thai lần đầu để kiểm tra lượng chất sắt; nếu bạn thiếu sắt, bác sĩ sẽ có thể kê toa bổ sung.
Bạn cũng có thể chống chọi với sự mệt mỏi với những cách sau:
– Vận động cả khi bạn chỉ muốn nằm lì trên giường, hãy cố đi lại một chút để giãn gân cốt. Cố gắng thực hiện vài đợt tập luyện khoảng 20 phút mỗi tuần sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.
– Bồ sung vitamin thai kỳ giúp bạn lấp đầy những thiếu hụt dinh dưỡng nếu chế độ ăn không đáp ứng được và đồng thời cung cấp sắt giúp bạn tránh được thiếu máu do thiếu sắt.
– Tranh thủ ngủ. Hãy đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn và ngủ ngắn khi có thể. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, hãy dành 15 phút ngủ ngắn tại bàn làm việc của mình.
Tiểu tiện nhiều
Ngay cả khi bạn chưa thấy bụng, tử cung bạn vẫn đang “bành trướng” và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn. Kết quả là: nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn, suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống ít nước hơn, và cũng không được nhịn tiểu – vì như thế sẽ có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Để hạn chế số lần phải trở dậy tiểu tiện vào ban đêm, đừng uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, loại trừ thức uống chứa cafein vào buổi tối (do cafein gây kích thích bàng quang) và nhớ đi tiểu trước khi tắt đèn đi ngủ.
Mụn nhọt
Bạn có thể bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn. Mụn có thể biến mất sau thời gian mang thai, nhưng ngay từ lúc này bạn cũng có thể kiểm soát chúng theo những cách sau:
– Không sờ mó và cọ xát da. Sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh dưỡng ẩm để tránh làm khô da quá mức.
– Chuyển sang dùng kem dưỡng không chứa dầu. Chẳng có lý do gì để thêm dầu cho làn da đang quá nhờn của bạn cả.
– Xem kỹ nhãn sản phẩm. Axit glycolic được chấp nhận, nhưng những sản phẩm chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, retinols, hoặc steroid cần loại bỏ vì những chất này có thể gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Khó thở
Thai phụ thực sự hít thở sâu hơn, và cũng hấp thụ oxy vào máu tốt hơn. Cả khi bạn lấy vào rất nhiều không khí, cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy khó thở, một phần vì em bé đang trao đổi CO2 trở lại cơ thể bạn.
Đau đầu
Đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất), nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm có thể gây ra những cơn đau đầu tồi tệ cho các bà mẹ tương lai. Nếu bạn bị đau đầu, hãy thử chườm nóng hoặc lạnh, day nhẹ thái dương hoặc hít thở không khi trong lành. Nếu những cách trên không hiệu quả, thuốc acetaminophen được xem là an toàn cho thai phụ. Nếu bạn bị đau nửa đầu, hãy đến gặp bác sĩ.
Khô mắt và thay đổi thị lực
Với sự gia tăng lưu thông máu, cả cơ thể bạn có vẻ như căng phồng lên, và điều này xảy ra với cả mắt của bạn. Giác mạc mắt trở nên dày và cong hơn, khiến khúc xạ hình ảnh thay đổi. Đối với những người sử dụng kính áp tròng, bạn có thể gặp vấn đề do sự tiếp xúc giữa mắt và kính. Và ngay cả với những thai phụ sử dụng kính đeo, thỉnh thoảng thị lực của bạn cũng không tốt lắm. Thậm chí khi thị lực không thay đổi, mắt bạn cũng có xu hướng khô hơn do biến động nội tiết tố. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để làm trơn mắt, và nếu cần hãy ghé bác sĩ nhãn khoa để điều chỉnh kính cho mình.
Căng tức bầu ngực
Mặc dù em bé của bạn mới chỉ bằng kích cỡ của một dấu phẩy, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nó khiến ngực bạn căng tức và nhạy cảm hơn. Để làm dịu cảm giác đau:
– Mua những chiếc áo ngực rộng hơn với nhiều hàng móc cài sau để điều chỉnh kích cỡ (đừng phí tiền vào những chiếc áo cài trước).
– Chọn áo bằng vải thô mềm như áo ngủ nếu cơn đau làm bạn không thể nghỉ ngơi được – điều này cũng giúp làm dịu cơn đau ngực.
Thay đổi ham muốn tình dục
Sự gia tăng nội tiết tố và lưu lượng máu có thể tác động đến âm đạo và âm vật của bạn, khiến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn. Với một số khác, tình dục trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ.
Bất kể bạn cảm thấy thế nào, điều đó cũng đều ổn. Tuy nhiên, hãy giúp người bạn đời hiểu và hòa hợp với những thay đổi của bạn để khiến anh ấy không cảm thấy bối rối, lạc lõng và có cảm giác bị khước từ. Luôn nhớ rằng, hai bạn cần tiếp xúc thể xác nhiều hơn là giao hợp; hãy ấp ủ, đụng chạm và cọ xát nhau như là cách để giữ mối liên hệ gần gũi với nhau.
Tâm trạng thất thường
Nội tiết tố, những giấc ngủ không tròn, thực tại của việc mang thai – tất cả những điều này đều góp phần tạo nên sự xáo trộn mãnh liệt của cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy thật yên lặng và muốn thu mình lại, hoặc sốc nổi, lo lắng, giận dữ hoặc muốn khóc, hoặc may mắn hay là hạnh phúc – và tất cả cảm xúc này đều tốt. Tất nhiên, tốt nhất là bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình (người thân của bạn sẽ rất biết ơn bạn đấy). Mọi người có thể giúp gì được cho bạn? Hãy tìm sự chia sẻ và cảm thông từ bạn bè, đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai, cả trên mạng hoặc ngoài đời.
Kết luận
“Tam cá nguyệt” đầu tiên của bạn thật thú vị và cả hơi chút sợ hãi. Những thay đổi của cơ thể gây ra những triệu chứng khác nhau của thai kỳ, đồng thời cũng khiến cảm xúc của bạn thăng trầm cùng những chuyển biến đó. Cố gắng đừng lo lắng quá mức, và đừng ngần ngại tham vấn bác sĩ ngay khi bạn có khúc mắc về những gì mình đang trải qua.
Thuỳ đã bình luận
Cho con hỏi con mang thai tháng đầu mặt con nổi dị ứng ngứa đỏ mụn mủ
Anh tu đã bình luận
Bác sĩ ơi, em mới có được 6w. Em thỉnh thoảng bị lấm tấm đau bụng nhưng không bị chảy máu. Xin hỏi bác sĩ như vậy có bình thường không ạ?
hoàng minh đã bình luận
BS cho e hỏi e dự định thụ thai trong thangs 12 dưoơng, hieen giờ e đang có kinh nguyeet, nếu gioờ e uoong thuốc giun thì có ảnh hưởng gì đến e bé sau này k ạ
nini đã bình luận
bac si oi cho con hoi. co ai mang thai nhung ko bi đau bung, không bị ra máu và đau ngực trong nhung tuần đầu không ah?
Có thai ma ko co những biểu hiện của mang thai nhu đau ngực, đau lung, đau bụng thì có sao không ah? hiện tượng đó là như thế nào vậy bác sĩ?
Ðỗ thị tám đã bình luận
E.xin hoj bs e co thaj 3thag roj ma sao e an gj vao cug bu0n lon vay bs.e nho cac bs chj dup cho e.e cam 0n bs nhju.
Nguyễn Thị Lành đã bình luận
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu đang mang thi ở tuần thứ 12.Cháu có ý định uống bổ sung sắt.Cháu mua loại Tadyferon B9 nhưng theo hướng dẫn của thuốc là bắt đầu uống ở tuần thứ 24???? Cháu ới mang thai tuần 12 có dùng loại thuốc này được không ạ? Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bắp đã bình luận
Bác sĩ ơi cho em hỏi. Vợ em cách đây mấy tháng có uống thuốc điều kinh. nhưng mấy tháng nay không uống nữa. Trong mấy tháng nay vợ em vẫn có kinh nhưng thường sớm hơn và ít hơn trước. Nhưng cả 3 vòng đều tăng kích thước. rõ ràng nhất là vòng 2. Cũng tăng cân nữa. Em muốn hỏi đó chỉ là tăng cân bình thường hay vợ em đã có bầu ak. Vì em tìm hiểu trên mạng thấy có nói là khi mang thai phụ nữ cũng có dấu hiệu như kinh nguyệt nhưng ít hơn. Bác sĩ có thể giải thích cho em là nếu ít hơn thì ít hơn như thế nào ạ. Bác sĩ có thể gửi mail cho em biết trong thời gian sớm nhất đc không ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Khi có thai thì không thể có kinh nguyệt được. Nếu nghi ngờ có thai nên làm test nhanh nước tiểu (có bán ở các hiệu thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng).
thanhngoc đã bình luận
Kinh nguyệt của em rất đúng ngày, tháng này đã trễ 4 ngày, tuy nhiên em có dùng que thử thì có kết quả âm tính. Vợ chồng thả đã 3 tháng, em muốn hỏi bác sĩ khi nào thì dùng que thử để có kết quả chính xác nhất? Em có cần đến bệnh viện khám và khám như thế nào ạ? Bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Xin lỗi vì chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Chắc hiện tại bạn đã đi khám và biết kết quả. Chúc bạn hạnh phúc.
thanh ngọc đã bình luận
Trước đây em có dùng thuốc maverlon trong vóng 15 tháng, sau đó thì em ngưng và dùng bao cao su từ tháng 2/2011. Vợ chồng em thả từ tháng 7 đến nay nhưng vẫn chưa có tín hiệu có baby, em thật sự rất lo lắng. Em muốn hỏi bác sĩ hai vợ chồng có nên đi khám không hay đợi thêm một vài tháng nữa, và nếu khám thì vợ chồng em khám ở đâu ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nên chờ qua hết năm, có thể đến khám tại BVPS bạn nhé. Nếu bạn ở Hà Nội, cần địa chỉ PK tư nhân tín nhiệm thì MYC sẽ giới thiệu. Chúc các bạn may mắn và hạnh phúc.
Jun Kim đã bình luận
Chào bác sĩ.
Tôi mới phát hiện có thai được 2 tuần. Xin bác sĩ tôi được biết thời gian này tôi có cần phải kiêng đi lại nhiều không ạ? Có được đi xe máy không ạ? Tôi đã thấy có dấu hiệu bị táo bón. Bình thường người cũng rất nóng rồi. Xin bác sĩ cho ý kiến là thời gian mang thai cần ăn gì để điều hòa ạ. Câu hỏi cuối cùng là có cần đi siêu âm thai ngay không hay đến bao nhiêu tuần thì mới đi ạ?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường nếu không bị đau bụng ra máu. Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước trái cây tươi. Nên để khi thai được 8 tuần tính từ ngày bắt đầu thấy kinh tháng cuối (áp dụng cho người có vòng kinh 28-30 ngày) mới nên SÂ để thấy tim thai, sau đó từ 11 tuần nên khám thai trong CT sàng lọc trước sinh đến 22 tuần.
nguyenhuong đã bình luận
cháu chào bác sĩ Thanh Hương! Bác sĩ cho cháu hỏi: cháu và chồng cháu lấy nhau được 8 tháng những khi quan hệ đều dùng bao cao su. Ngày 18-19/8/2011 chúng chấu có quan hệ nhưng không dùng biện pháp gì cả. vòng kinh của cháu cũng thay đổi thất thường thông thường là 30-45 ngày 1chu kỳ. tháng trước cháu bị vào ngày mùng 5 và giờ vẫn chưa thấy? Vậy bác sĩ cho cháu biết khả năng có thai của cháu có cao không? Và hôm 24/8/2011 cháu dùng que thử nhưng vẫn có một vạch. Và chúng cháu vẫn quan hệ nhưng lại dùng bao cao su? Bác sĩ hãy tư vấn cho cháu, cháu cảm ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bây giờ bạn đã có thông tin gì mới không ? Nếu có thai thì phải + 14 ngày sau ngày "quan hệ" 19+14, thêm 1 tuần thai làm tổ nghĩa là 3 tuần thì thử test nhanh mới cho kết quả chính xác.
Letrang đã bình luận
Thua bac si.chau nam nay 22t da co gd.vc chau cuoi nhau dc 5 thang.den thang thu 4 thj chau co bau.va gjo thai nhj dc hon 2 tuan.chau dang ghen laj chua dj sjeu am.vc chau thj thoang co quan he vay co anh huong gj toj thai ko a.vc chau 1 den 2 tuan moj qh vay neu mun quan he thj nen vao thoj ky nao de ko anh huong toj thai nhj ak.mog bs tl gjup chau
Thanh Hoa đã bình luận
Chào bác sĩ,
Tôi năm nay 28 tuổi, cách nay 3 tuần tôi khám bên BV HÙng Vương thì nhận được kết quả là bị nhân xơ tử cung kích thước 22mm, vừa rồi tôi thử que thì có thai( chu kì cuối 12.4.2011). Tôi nghe nói khi có em bé NXTC cũng sẽ lớn dần theo ,và rất dễ bị sảy thai, nên tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn trong trường hợp này tôi nên làm thế nào để bảo vệ em bé. Vì mấy ngày nay tôi thấy vùng bụng dưới rất nhiều ,nhưng không có ra máu.
Cám ơn bác sĩ ,chúc bác sĩ ngày mới vui và nhiều sức khỏe.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nhân xơ tuy không to, nhưng nếu nằm dưới niêm mạc thì mới dễ gây sảy thai. Bạn nên đi khám và siêu âm xác định có thai trong TC chưa và nhân xơ ở vị trí như thế nào so với thai. Có thể dùng thuốc giảm co bóp TC, tất nhiên phải theo đơn BS bạn nhé. Cách ly chồng, chống táo bón, uống nhiều sữa. Chúc bạn may mắn và hạnh phúc
chinhpham đã bình luận
Thưa bác sĩ!
Năm nay em 25 tuổi,có chồng hơn 1 năm.Trong thời gian đó em vẫn uống thuốc ngừa thai của hãng maverlon nhưng khi em hỏi bác sĩ uống thuốc kéo dài như vậy có ảnh hưởng gì ko thì bác sĩ khuyên nen ngừng thuốc một thời gian và em đã ngừng.Khi ngừng thuốc thì em có thai sau 3 tuần của chu kỳ kinh nguyệt khi em dùng thuốc.Và bây giờ em đã có thai hơn 7 tuần.Vậy thưa bác sĩ việc em có thai liền như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
BS bảo ngừng thuốc sao không hướng dẫn ngừng bao lâu mới nên có thai. Nên khám thai theo CT sàng lọc trước sinh để xác định sớm bệnh (nếu có)
Nguyen Ngoc Thanh Thien đã bình luận
em ngung dung thuoc tranh thai cach day6 thang . hien nay em bi cham kinh khoang 2 thang , em co kham bacsi va bac si da dung phuong phap thu nuoc tieu nhung ket qua la am tinh, cach day1 tuan em co dung que thu thai nhung ket qua van la am tinh. Hien tai em khongco dau hieu gi cua mang thai nhung chu ki kinh ngyuet cua em van chua co ? Vay em phai lam sao ?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chúc bạn 1 năm mới an khang, hạnh phúc. Bạn bị mất kinh chưa rõ nguyên nhân, nên đến BS chuyên ngành Nội tiết Sản-Phụ khoa. Nên SÂ xem kích thước và hoạt động hình thành phát triển các nang Graff (noãn trưởng thành) của buồng trứng có bình thường không và làm thêm 1 số XN. Qua kết quả khám và XN đó BS sẽ điều trị cho bạn. Điều trị nội tiết là lĩnh vực không dễ dàng và mỗi người bệnh lại sẽ có liều lượng điều trị khác nhau. Bạn cần tìm đúng BS có kinh nghiệm và kiên trì mới thành công. Chúc bạn may mắn.
clover đã bình luận
Tôi có dùng thuốc tránh thai hằng ngày được 3 tháng. Tôi uống đầy đủ và đúng giờ . Trong thời gian uống thuốc tôi có gặp những tác dụng phụ như buồn nôn . Chu kỳ trước tôi ra đúng ngày .. Ngày đầu và ngày thứ 3 ra như mọi khi ,ngày thứ 2 ít hơn các chu kỳ trước . Gần đây tôi thấy cơ thể có những triệu chứng như thi thoảng buồn nôn, buồn ngủ, đau đầu , mệt mỏi.Còn 11 ngày nữa là kết thúc chu kỳ . Liệu có phải tôi đã có thai hay chỉ là tác dụng phụ của thuốc tránh thai hằng ngày . Xin bác sĩ sớm hồi âm lại cho tôi ,Xin chân thành cảm ơn bác sĩ
Meyeucon.org đã bình luận
Nếu bạn uống thuốc tránh thai đều đặn và chính xác như vậy thì nguy cơ có thai cực kỳ thấp. Việc bạn có các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn có thể là do công việc căng thẳng, sức khỏe yếu hoặc do thiếu chất dinh dưỡng v.v… Không nên quá lo lắng. Bạn dùng thuốc tránh thai trong 1 thời gian khoảng 6 tháng thì nên dừng và chuyển qua biện pháp tránh thai khác, một thời gian sau mới dùng lại thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
ngo kim hang đã bình luận
Thưa bác sĩ:
Hơn một tháng rồi cháu không thấy kinh nguyệt, liệu cháu có phải đang mang thai không ạ. nhưng cháu không thấy biểu hiện gì thất thường lắm. cách đây một thời gian thì cháu chỉ cảm thấy người mệt mỏi và chán ăn thôi ạ. Mong bác sỉ cho cháu một câu trả lời sớm.