Bệnh thiếu máu hay thiếu hụt sắt thường xảy ra khi các tế bào máu không đủ sắt (hay các hồng cầu) để vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Biểu hiện phổ biến nhất của chứng bệnh thiếu máu khi mang thai là thở hổn hển và thấy mệt mỏi.
Cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần 15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Làm thế nào để biết mình mắc bệnh thiếu máu?
Khi đi khám tiền sinh, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu xem có đạt yêu cầu không. Nếu bình thường thì nó vẫn sẽ giảm chút ít trong suốt quá trình mang thai do lượng dịch trong máu tăng, làm “loãng” máu.
Vì vậy, bạn cần được bổ sung viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai. Với những người có mức hồng cầu đạt yêu cầu thì sẽ bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ.
Biểu hiện của chứng thiếu máu?
Rất khó để biết rằng mình đang mắc chứng thiếu máu mặc dù sự mệt mỏi là một biểu hiện khá rõ.
Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mắt chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch…) đều có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác.
Điều trị như thế nào?
Nếu thiếu máu mới chỉ ở dạng nhẹ thì chỉ cần cải thiện chế độ ăn là ổn. Các bác sĩ sẽ cùng với bạn xây dựng 1 thực đơn mà đảm bảo cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các vi chất.
Nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp, bác sĩ sẽ kê viên sắt bổ sung.
Uống viên sắt bổ sung có thể gây ra chứng táo bón vì vậy nhất thiết phải bổ sung chất xơ trong chế độ ăn mỗi khi bạn uống loại vi chất này. Các loại rau củ tăng cường chất xơ tốt nhất là các loại rau củ làm sa lát như: dưa chuột, cà chua, củ cải đường, củ cải trắng, hành tây và cà rốt. Thêm một chút nước cốt chanh để tăng hương vị và cũng là để bổ sung thêm vitamin C, một vi chất giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Nếu chứng táo bón không thuyên giảm thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn hình thức bổ sung sắt khác phù hợp hơn.
Những ai dễ bị thiếu máu trong khi bầu bí?
Những phụ nữ có chế độ ăn nghèo nàn chất sắt sẽ bị mắc chứng thiếu máu. Đây cũng là những phụ nữ thường ốm nghén (buồn nôn, nôn ói thường xuyên) trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Chứng thiếu máu cũng có thể xảy ra khi bạn đẻ dày hay mang đa thai hoặc bạn đã từng gặp vấn đề về sức khỏe trước khi bầu bí.
Chứng thiếu máu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Nếu được ngăn chặn sớm và được điều trị triệt để trong suốt quá trình thai kỳ thì bé yêu của bạn sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.
Thai nhi có nhu cầu về sắt cao nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ vì vậy đây là thời điểm bạn nên đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt.
Nhiều bác sĩ cho rằng chứng thiếu máu là nguyên nhân gây ra sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cơ thể được bổ sung sắt đầy đù, thì kết quả kiểm tra chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh) của trẻ sinh ra cũng sẽ tốt hơn.
Chế độ ăn nào tối ưu nhất?
Các BS chuyên khoa cảnh báo: Nếu chỉ bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Như vậy, phải kết hợp giữa sắt và protein, đặc biệt là protein động vật, mới làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, trong bữa ăn nên có các loại thịt đỏ, thịt gà và cá.
Nếu bạn ăn chay thì cần ăn nhiều các loại rau lá xanh như cải chíp, cải làn, bạc hà…
Đậu nành, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, ngũ cốc bổ sung sắt, khoai tây, nho khô, mận khô và đậu lăng, đậu Hà Lan… đều rất giàu chất sắt.
Các loại quả giàu chất sắt gồm: quả lựu, mơ (đặc biệt là mơ khô, mứt mơ), mận, chuối và nho đen.
Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt trong thực phẩm vì thế nên uống thêm nước cam để phòng chứng thiếu máu.
Trà, cà phê, cola và các loại đồ uống có ga sẽ “cản” sự hấp thụ chất sắt vào cơ thể vì vậy nên giảm dần và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn hằng ngày.
Một vài mẹo bổ sung sắt thú vị:
– Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là.
– Nấu ăn trong các đồ dùng bằng sắt (đặc biệt là khi chế biến các thực phẩm có tính axit như nước cà chua).
Uống bổ sung viên sắt như thế nào?
– Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng trước khi ăn.
Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
phương đã bình luận
Thưa Bs. MYC!
Hiện em đang mang thai được 25 tuần, va BS có kê thuôc sắt cho em uống hàng ngày trước khi ăn. Nhưng gần đây em đi ngoài có hiện tượng phân đen. Em không biết có phải do uống thuốc sắt hay không? Và có ảnh hường gi đến sức khỏe của thai nhi không?
Mong nhận được hồi đáp của Bs. Em cảm ơn.
Mai Phuong đã bình luận
Kính gửi Meyeucon.org:
Tôi hiện đang mang thai ở tuần thứ 7, hiện đã có tim thai. Từ tuần thứ 5 cho đến nay hằng ngày tôi thường bị ra máu, không phải là máu tươi mà là máu bẩn màu nâu đen giống như trước và sau mỗi chu kỳ kinh trước đây tôi thường gặp. Ngoài ra trong người luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không được. Tôi đã thông báo đến bác sĩ khám thai cho tôi về vấn đề ra máu và đã được bác sĩ cho tiêm thuốc, tôi không rõ tên thuốc nhưng mục đích của việc tiêm thuốc có liên quan đến vấn đề ra máu của tôi, nhưng sau khi tiêm thuốc tình trạng máu bẩn vẫn không chấm dứt. Do ngôn ngữ bất đồng nên tôi không thể trao đổi cặn kẽ với bác sĩ về tình trạng hiện tại của tôi. Vì vậy mặc dù bác sĩ khám thai cho tôi bảo không sao nhưng tôi vẫn thấy rất lo lắng. Xin hỏi hiện tượng đó có gì bất thường không? Và có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Xin cho tôi câu trả lời sớm nhất mà quý báo có thể.
Chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể chỉ là huyết cũ đọng lại bây giờ mới thải loại ra ngoài. Chủ yếu bạn nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và không "quan hệ" vợ chồng, rồi sẽ nhạt dần và hết. Cần uống sữa và nước trái cây nhiều. Có thể chế biến ăn cháo cá, ngao, tôm, phở gà mọc, bún, miến cua…có nước dễ ăn hơn. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để không bị "sợ" khi nhìn thấy 1 bàn thức ăn.