Đứa trẻ nào sinh ra cũng bụ bẫm và hồng hào. Có thể khi ngắm nhìn con mình bạn sẽ thấy bé thật hoàn hảo nhưng trên cơ thể bé cũng có một vài nhược điểm mà bạn khó có thể nhận thấy được.
Mời các mẹ cùng tìm hiểu những đặc điểm dưới đây của các bé sơ sinh để có thể hiểu hơn về cơ thể của các bé nhé!
1. Đầu
Khi mẹ sinh thường, đầu của bé có thể dài hay méo mó phụ thuộc vào “cuộc hành trình” chui ra từ khe sinh đẻ của mẹ. Trong một số trường hơp, chiếc kẹp fooc-xép của bác sĩ sẽ để lại một vài vết lồi lõm hoặc vết bầm trên đầu bé.
Trong khi đẩy ra khỏi tử cung sẽ khiến đầu bé bị va chạm và nổi u lên. Nhưng cục u này sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng vài ngày. Hai điểm mềm trên đầu bé ( còn được gọi là thóp) là vùng mà xương sọ vẫn chưa hợp nhất được với nhau, giúp cho đầu bé có thể co lại được và bé có thể chui qua khe sinh dễ dàng. Đôi mắt của bé sẽ bị sưng lên, mũi bẹp lại và thậm chí có cả những vết bầm ở trên mặt.
2. Tóc
Một vài đứa bé khi sinh ra đầu trọc hoàn toàn nhưng cũng có một số trẻ khi sinh ra đã đầy tóc. Tuy nhiên, những sợi tóc này sẽ rụng đi nhanh chóng và tóc thay thế sẽ khác hoàn toàn về cấu trúc và cả màu sắc.
3. Mắt
Hầu hết những đứa trẻ da trắng sinh ra có đôi mắt màu xanh dương. Khi bé được khoảng 6-12 tháng tuổi thì màu sắc của mắt có tối hơn. Những đứa trẻ sơ sinh da vàng hoặc da đen sinh ra thường có đôi mắt màu nâu.
4. Da
Những mạch máu đỏ nằm ẩn dưới làn da mỏng manh làm cho làn da của bé sơ sinh trở nên hồng hào rất dễ thương. Da của trẻ sơ sinh nhăn nheo bởi vì bé phải nằm 9 tháng trong một môi trường đầy nước. Và khi ra môi trường khô ráo, cộng với việc mất nước, da bé trở nên nhăn nheo. Hệ tuần hoàn của bé cũng chưa hoạt động nhanh nên khi bé ngủ, tay và chân của bé trông hơi xanh xao.
Trong một vài tháng đầu, da của bé sơ sinh cũng có thể bị mọc mụn. Và những loại hormone trong cơ thể mẹ chính là thủ phạm chính. Trong những tuần đầu, trên mặt bé sẽ nổi những đốm mụn đầu trắng. Cho tới cuối tháng đầu tiên, trên da bé bắt đầu mọc những đóm mụn đỏ. Trong trường hợp này mẹ không cần phải lo lắng vì những đốm mụn này sẽ nhanh chóng mất đi. Điều quan trọng là mẹ không nên dùng tay cạy những đốm mụn và vệ sinh da mặt cho bé thật sạch sẽ.
5. Chân
Bạn không nên quá lo lắng nếu chân của bé quặp lại giống như chân chim câu. Bé có ngón chân như vậy là vì trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, chân bé bị cuộn tròn lại. Sau khoảng 6 tháng, chân bé sẽ thẳng ra.
Huỳnh Thanh Hùng đã bình luận
Gửi Meyeucon.org,
Con gái tôi mới được 3 ngày thôi,tuy nhiên tôi thấy nhân trung của bé hơi lệch so với vách ngăn của mũi.Vậy cho hỏi dấu hiệu này có phải là dị tật hay không? Sau nay nhân trung có thẳng lại bình thường được không?
Kính mong Meyeucon.org tra loi sớm.
Thanh Hùng
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Mẹ bé đẻ thường hay đẻ can thiệp (đẻ mổ, thủ thuật khác). Có thể bé bị liệt nhẹ thần kinh mặt ngoại biên do trong quá trình đẻ. Bạn theo dõi xem có biểu hiện khác như bú yếu, sữa, nước dãi chảy ra bên khoé mép đối diện với bên lệch ( nhân trung lệch sang bên nào thì bên đối diện bị liệt). Có thể vẫn hồi phục được nếu không thương tổn lớn ở não. Bạn cần quan sát kỹ thêm mức độ cử động chân tay 2 bên có như nhau không. Nếu phát hiện thấy nghi ngờ liệt nên đến BV sớm. Chúc bé và cả nhà may mắn, bình an.
Ngoc Yen đã bình luận
Con gai toi duoc nam thang tuoi. Chau phat trien binh thuong. Len can deu va ngoan. Hom nay toi phat hien hai ben ti cua chau co cuc gi do nho nho. Xin hoi chau co bi lam sao ko? Toi rat so chau bi u.
Meyeucon.org đã bình luận
Bạn cần kiểm tra kỹ xem cục u đó như thế nào? Có cứng không hay chỉ là cơ của bé. Khi bạn xoa xung quanh thì cảm giác thế nào? Nếu không yên tâm bạn nên đưa bé đi bác sĩ khám nhé.