Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Giun tóc: nguy cơ gây bệnh và cách ngăn ngừa

Giun tóc là loại giun phổ biến trên khắp thế giới, có nguy cơ lây nhiễm rất cao và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Giun tóc ký sinh trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Giun tóc trông như thế nào?

  • Giun trưởng thành: phần đầu mảnh như sợi tóc, phần đuôi phình to chứa ruột và cơ quan sinh dục. Con đực dài 3 – 4,5 cm, đuôi cong có gai giao hợp, con cái đuôi thẳng đầu tròn.
  • Trứng: 50 x 22 mcm, giống mo cau, có hai nút nhầy hai đầu, không có phôi lúc mới sinh.

Khả năng chịu đựng ngoại cảnh cao

Giun tóc có chu kỳ gần giống giun đũa, trứng giun tóc sẽ theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm ở bên trong trứng. Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng có ấu trùng là 25-30 độ C, trứng giun tóc có khả năng chịu đựng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi thậm chí trứng có ấu trùng tồn tại được 5 năm ở ngoại cảnh.

Chu trình lây nhiễm của giun tóc

Khi người ăn phải trứng giun có chứa ấu trùng (ăn rau sống rửa chưa sạch, chân tay bẩn…) trứng theo thức ăn vào ruột, lúc này ấu trùng sẽ thoát ra khỏi vỏ trứng và di chuyển xuống ruột già để sống ký sinh. Thời gian để ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành ở trong ruột già là 1 tháng, khi đó giun có thể đẻ trứng để tiếp tục vòng đời mới.

Có thể gây tử vong

Bệnh do giun tóc hay gặp ở người trưởng thành, tăng theo tuổi. Trong trường hợp người bệnh nhiễm ít giun thì hầu như không có triệu chứng gì, chỉ khi bệnh nhân nhiễm trên 50 con thì triệu chứng lâm sàng mới rõ. Giun ký sinh trong ruột sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây kích thích ở ruột già, bệnh nhân có triệu chứng giống kiết lỵ, người bệnh đau bụng, đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít phân, đi ngoài xong vẫn còn cảm giác mót rặn, có bệnh nhân đi ngoài tới 20 – 30 lần trong ngày.

Tình trạng kích thích niêm mạc ruột có thể đưa đến hậu quả lòi rom, hoặc có thể gây nhiễm trùng thứ phát như thương hàn, nhiễm vi trùng sinh mủ. Một số trường hợp giun tóc có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa, nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến viêm phúc mạc, thậm chí tử vong. Những bệnh nhân có giun tóc còn hay bị nổi mẩn ngứa, dị ứng, nếu số lượng giun tóc nhiều bệnh nhân còn có biểu hiện thiếu máu, người mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt, hay bị hoa mắt chóng mặt ù tai, tóc khô dễ rụng, móng tay nhiều khía dễ gãy. Bên cạnh đó người bệnh còn có biểu hiện rối loạn sinh lý, nữ thì bị rối loạn kinh nguyệt, nam thì bị yếu sinh lý hoặc bất lực. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, đau lưng, nhức đầu… Tóm lại các triệu chứng của nhiễm giun tóc rất đa dạng, để chẩn đoán chính xác bệnh cần đi khám ở bệnh viện, làm xét nghiệm soi phân tìm trứng giun.

Đảm bảo vệ sinh là quan trọng nhất

Phòng bệnh là khâu rất quan trọng. Đầu tiên phải quản lý nguồn phân, dùng hố xí hai ngăn với thời gian ủ đảm bảo hoặc hố xí tự hoại (nếu có điều kiện), không cho trẻ em đại tiện bừa bãi ra đất hoặc ở gần nguồn nước, không dùng phân tươi bón cây, rau quả vì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Bên cạnh đó cần xây dựng tập quán vệ sinh trong ăn uống rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc trước khi làm thức ăn cho trẻ em, cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, tiêu diệt ruồi, muỗi, gián là những động vật trung gian truyền bệnh. Cuối cùng là cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Khi mắc giun tóc, điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống các loại thuốc chống giun như Mebendazol, Albendazol, Ethylen tetraclorua, tinh dầu giun, nếu người bệnh có biểu hiện thiếu máu thì phải ăn uống bồi dưỡng, cho uống viên sắt và axit folic…

Meyeucon.org - 26/09/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh giun sán ở trẻ em , Tẩy giun cho trẻ

Bài viết liên quan

  • Tẩy giun cho bé và những lưu ý
  • Tẩy giun cho bé: chuyện không nhỏ
  • Giun kim: nguy cơ với trẻ và cách chữa trị
  • Giun móc: Triệu chứng và cách chữa trị
  • Giun đũa: triệu chứng, biến chứng, cách chữa trị

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn