Giun móc là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. Giun móc hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế cơ quan tạo máu, dẫn đến thiếu máu kéo dài, người bệnh cũng có thể có các rối loạn thần kinh như nhức đầu, dễ quên, giảm trương lực cơ… Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.
Triệu chứng nhiễm giun móc
Giun móc thể hiện theo 3 thời kỳ tiến triển: Triệu chứng ngoài da lúc giun mới xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng khi giun vào qua bộ máy hô hấp và thời kỳ toàn phát khi giun đã vào đến ruột và cư trú luôn tại đấy.
Giai đoạn xâm nhiễm
Trứng giun móc theo phân ra đất, gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và loại đất sẽ nở thành ấu trùng, sống ở đất nhiều tuần lễ. Gặp người, ấu trùng chui qua da, thường ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa, có khi bị viêm thành nốt mọng nước. Nơi ấu trùng nhập vào (kẽ ngón chân, tay) bị phát ban, phù, giống như dạng đơn độc, rất ngứa, rồi lặn ngay, không để lại dấu tích gì, tuy nhiên vì ngứa gãi nên có thể thành bội nhiễm, thành các vết phỏng, có mủ, loét ra. Sau đó nổi mẩn lan dần mỗi ngày một ít trong vài ngày.
Giai đoạn lưu hành trong cơ thể
Khi qua phổi, không có một phản ứng gì của nhu mô phổi mà chỉ thấy viêm đỏ ở khí quản, thanh hầu, cổ họng, giống như người bị viêm họng, cảm cúm. Ấu trùng có thể gây ra viêm phổi, sốt, ho khan, ho cơn, ho không đờm, khan tiếng. Nếu ấu trùng qua phổi nhiều có thể gây ra những vết thâm nhiễm nhất thời, sốt thất thường và khó thở. Chứng trạng trên chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết.
Giai đoạn định cư
Vào ruột, gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị không có giờ giấc nhất định, tăng bạch cầu đa nhân ưa acid trong máu. Bệnh nhân gầy đi, hay nôn oẹ rồi tiêu chảy, lúc đầu lỏng sau có lẫn máu, tiến triển trong 2-3 tuần. Giun sống bằng máu hút của bệnh nhân nên tạo ra thiếu máu trầm trọng. Khi hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống đông máu nên máu chảy nhiều. Ngoài ra, tuỷ xương còn bị ức chế bởi các chất độc của giun móc, vì vậy, giun móc gây ra thiếu máu nặng, nhất là khi số lượng giun móc ký sinh nhiều. Nhiều trường hợp bị giun móc nặng, hồng cầu chỉ còn dưới 1 triệu.
Giun móc sống hơn 4 năm, bệnh có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.
Nguyên nhân gây nhiễm giun móc
Do hai loại Ankylostoma Duodenal và Necator Americanus gây nên.
Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể ở phần đầu ruột non. Giun móc cắn sâu răng móc vào niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi bị tống ra ngoài. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ 15 ~30 độ C, độ ẩm cao, trứng giun phát triển rất nhanh, sau 24 giờ trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển thích hợp ở những nơi đất xốp, ẩm, đất pha cát, than, đất mùn. Khi ấu trùng đã phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm, ấu trùng thường tìm đến những vị trí cao nhất, chỗ có giọt nước, nơi nhiệt độ 35 ~37 độ C. Trứng và ấu trùng dễ chết trong môi trường nước, ánh sáng mặt trời, trong điều kiện khô, độ mặn cao.
Điều trị nhiễm giun móc
Cần điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu. Loại thuốc và liều điều trị giống như với giun đũa: levammisol, mebendazol, albendazol… Thuốc didakên chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên, liều dùng 0,1 ml/kg (không quá 4 ml), uống vào lúc sáng sớm lúc đói, cứ 5 phút uống 1 ml, sau khi uống lần cuối cùng thì dùng thêm một liều thuốc tẩy muối.
Đông Y
Kiện vận Tỳ Vị, bổ ích khí huyết. Trước hết bổ sau đó mới khu trùng.
– Châm Phàn Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Châm sa 15g, Thương truật 9gg, Phục linh, Thanh phàn (nung) đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với rượu cho thành keo dính…., cho vào nồi đất cửu chưng, cửu sái, cửu lộ, rồi chế thành viên to bằng hột đậu tương. Ngày uống hai lần, sáng và tối, với nước cháo, mỗi lần 9-15 viên. Sau 7 ngày uống thì giảm liều.
(Phương pháp cửu chưng, cửu sái, cửu lộ: Quấy đều thuốc với rượu ngọt, cho vào nồi đất. Sáng sớm cho vào nồi gang, đậy nắp lại để chưng khoảng 1 giờ, lấy nồi đất ra, dùng vải gạc đậy lại rồi phơi qua đêm. Sáng hôm sau lại chưng như trên, làm như vậy 9 lần là được).
Cách phòng tránh bệnh giun móc
Để phòng bệnh, cần quản lý và xử lý nguồn phân bảo đảm vệ sinh, làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng (quanh hố xí, vườn rau…). Tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất. Đối với người lao động có nguy cơ cao ô nhiễm giun móc (làm việc dưới hầm lò, hay tiếp xúc với phân đất…), cần có phương tiện bảo vệ: đi ủng, đeo găng tay cao su.
Do Thanh Binh đã bình luận
noi len su nguy hiem cua cac loai giun
Meyeucon.org đã bình luận
Co nhieu loai giun song ky sinh trong co the nguoi. Pho bien nhat la giun dua ky sinh trong ruot, ngoai ra co giun kim, giun moc, giun toc. Giun moc gay thieu mau vi giun co moc cam sau vao thanh ruot hut chat bo duong gay chay mau nho dai dang. Giun chi gay benh tac tinh mach chan , lau ngay chan phu to nhu chan voi. Giun dua co kha nang chui nguoc len ong mat va gan gay soi mat, tac mat, soi gan, ap-xe gan. Giun dua sinh soi nay no nhanh va song bay dan trong ruot dong vui quan quit nhau den noi tac het ca “giao thong duong ruot”. Tat nhien la BS-“canh sat giao thong duong ruot” phai phau thuat de “giai toa” dam tac roi. Giun kim cung gay thieu mau o tre nho, dac biet la bieng an, hay quay khoc vao ban dem, cham lon. Tong hop lai da la ky sinh thi giun se an het nhung gi bo duong ma con nguoi an hang ngay va de lai phe tich tren co the ban. (Toi co cam giac nhu ban dang la SV truong y va dang can tim tai lieu on thi hay sao ay nhi) Mong rang da lam ban thoa man