Giun kim là một loại ký sinh trùng sống phổ biến ở ruột non. Loại giun này có tên khoa học là Enterobius vermicularis, có thể lây từ người này sang người khác. gười là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ biến hơn người lớn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đồng tính luyến ái nam.
Giun trưởng thành cư trú chủ yếu ở ruột non, sau đó chúng xuống ruột già. Chúng thường ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc ruột. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn, một con giun cái đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng.
Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dày của em bé.
Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non vàtrưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.
Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.
Triệu chứng nhiễm giun kim
Trên thực tế, nhiều người tuy bị nhiễm giun kim nhưng lại không có triệu chứng gì. Triệu chứng hay gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Do giun cái ra rìa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa, có khi gây sưng tấy quanh hậu môn. Bệnh nhân bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất là trẻ em; đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy, cũng có khi tiêu chảy. Trẻ em mắc bệnh thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm sau:
– Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.
– Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.
– Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.
– Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.
– Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.
– Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.
– Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…
Bệnh giun kim cần phân biệt với các bệnh khác như sau: ngứa quanh hậu môn do giun kim cần phân biệt với các loại ngứa do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn…
Điều trị nhiễm giun kim
Bệnh nhiễm giun kim, nếu không tái nhiễm, chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng, vì vậy khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.
Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần. Albendazol, mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ lúc nào. Chú ý không sử dụng thuốc albendazol và mebendazol cho phụ nữ có thai
Có thể điều trị bằng các vị thuốc sau:
– Tỏi giã nát 50g, rượu ½ lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống ½ liều trên (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
– Rau Sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
– Lá Lộc ớt tươi 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Thuốc rửa
Dùng 2-3 lá Trầu, Phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tráng việc trứng tái phát triển (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Phòng ngừa nhiễm giun kim
- Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
- Không cho trẻ mút tay. Nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh gãi vùng quanh hậu môn.
- Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng. Cha mẹ cần rửa sạch hậu môn cho trẻ.
- Nên lau nhà thường xuyên. Định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun kim cần phải điều trị.
- Nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình.
xuan đã bình luận
E năm nay 21, bị mắc giun kim, người bán thuôc bán cho em 3 liều thuốc albendazole yêu cầu uống vào 3 tối liên tiếp nhau, như vậy có đúng không?
Nguyễn Thị Thương Huyền đã bình luận
Tôi có 1 bé trai, được 23 tháng, nặng 12 kg. Như vậy có nhẹ cân không, cháu lười ăn lắm. Có 2 triệu chứng ở cháu mà tôi muốn hỏi nguyên nhân và cách xử lý :
1. Cháu thường xuyên móc tay vào hậu môn, mặc quần vào thì chỉ thỉnh thoảng, còn cởi quần ra là cháu móc tay thường xuyên.
2. Cháu hay gồng người lên rồi cấu những người đang bế cháu. cháu hay sờ ti mẹ rồi đang sờ cháu lại lên gân lên cốt cấu vào ngực mẹ, gây trầt sước thậm chí chảy máu.
Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách xử lý.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng hơi thiếu chút ít không đáng kể, bạn nên cho bé khám tổng thể SK đặc biệt XN phân xem có nhiễm giun kim không. Cần đi khám và tư vấn về phát triển tâm thần kinh của bé, bé có biểu hiện nghi ngờ của trẻ tự kỷ.
nguyen thi thuy an đã bình luận
con toi 16 thang nang 10kg,cao 80 cm, be di phan ra giun nhung toi chi thay mot lan con nhung lan sau thi ko thay nua, ne an cung tot khong bieng an nhung may thanh nay be ko len can,toi co tham khao thi thay be 2 tuoi moi tay giun con be nha toi chua duoc 2 tuoi nhu truong hop con toi thi tay giun bang cach nao?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé trai 16 tháng nặng 11kg, cao 80,4cm; bé gái nặng 10,8kg cao78,9cm là tiêu chí trung bình (bạn không nói rõ con bạn là trai hay gái). Nói chung trong vòng 3 tháng bé không tăng cân là có vấn đề, cần đưa đi khám . Trước mắt chưa tẩy giun được, bạn nên dạy bé rửa tay thường xuyên, trước khi ăn, người lớn làm gương. Chú ý khâu chế biến thức ăn và dụng cụ bát đĩa thìa… phải sạch sẽ. Trẻ thường măc nhiều loại giun, nếu giun kim thì hay ngứa gãi hậu môn, đêm ngủ hay giật mình, vặn vẹo, khi bé ngủ vặn vẹo là lúc giun kim ra hậu môn đẻ trứng. Bạn vạch nhẹ hậu môn, lấy bông sạch lau miết sẽ lấy được giun ra. Đành làm biện pháp thủ công vậy, ăn chuối tiêu giun kim càng ra hậu môn đẻ trứng nhiều. Bạn thử xem nhé.