Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vấn nạn bóc lột lao động trẻ em

Trẻ em lao động khai thác đá ở Đồng Văn-Hà Giang

“… Tôi hỏi một cậu bé mang trà đá ra chỗ tôi là sao ở đây toàn các em nhỏ làm việc vậy, các em không đi học à?”. Thằng bé liến thoắng trả lời: “Học hành gì chú, chúng cháu toàn ở quê ra”. Giật mình nhìn quanh, các quán ăn trong khu phố, quán nào cũng thuê trẻ em làm phục vụ…”.

Tối chủ nhật vừa rồi, tôi vào một quán ăn trên đường Đê La Thành (Hà Nội) và thấy cả quán ăn rộng, rất nhiều món ăn và khá đông khách nhưng đội ngũ phục vụ chỉ toàn trẻ em. Khoảng hơn chục em nhỏ tầm từ 9 đến 15 tuổi, đứa nào đứa ấy trông khẳng khiu, mệt mỏi, gương mặt già xọm trước tuổi… Tình trạng bóc lột lao động trẻ em dường như đang ngày càng phổ biến.

Ở đâu cũng có lao động trẻ em!

Cậu bé chừng 10 tuổi chật vật mãi không dắt nổi cái xe máy của tôi lên vỉa hè nhưng vẫn cứ luôn miệng: “Chú để xe đó cháu dắt”. Tôi đành phải giúp nó một tay. Trong khu làm bếp, một bé gái khoảng 12 tuổi, người gầy, đang đứng cạnh bếp ga cháy rực, cố vươn cánh tay nhỏ cầm chiếc muôi dài đảo cơm rang trong chảo… Gương mặt em ướt đẫm mồ hôi… Tôi hỏi cậu bé mang trà đá ra chỗ tôi là sao ở đây toàn các em nhỏ làm vậy, các em không đi học à? Thằng bé liến thoắng trả lời: “Học hành gì chú, bọn cháu toàn ở quê ra”. Giật mình, tôi nhìn quanh, cả khu phố toàn quán ăn này, nhà nào cũng thuê trẻ em phục vụ cả…

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, hiện nay ở các khu đô thị, và ngay ở các vùng nông thôn đang có nhiều trẻ em và vị thành niên phải làm những công việc không chính thức, không được quản lý và quy định rõ ràng và nguy cơ tổn hại sức khỏe cao. Trong điều kiện như vậy, các em ít có cơ hội học hành và không thể có điều kiện phát triển bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp. Đặc biệt những người di cư, nhóm các dân tộc thiểu số và các em gái là những nhóm đối tượng có nguy cơ xâm hại, bóc lột cao. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2009 tại 8 tỉnh cho thấy, lao động trẻ em có ở tất cả các độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi. Còn b¸o c¸o chưa đầy đủ cía 63 tỉnh, thành phố cho biết, cả nước có khoảng hơn 25.000 trẻ em đang phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.

Cần cộng đồng vào cuộc

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định, trên thế giới có ít nhất 218 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 đang bị bóc lột và hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Cách đây 10 năm, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 182 của ILO về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và năm 2003 phê chuẩn Công ước 138 quy định độ tuổi lao động tối thiểu. Đồng thời Chính phủ cũng phối hợp và tham vấn với các tổ chức của người lao động, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và giới truyền thông. Những hoạt động này cho thấy cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Tuy nhiên trên thực tế, các thể chế quản lý chưa đủ mạnh và ý thức của cộng đồng chưa cao nên khiến cho tình trạng trẻ em bị bóc lột, lạm dụng vẫn còn rất phổ biến. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến lao động trẻ em, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em; nâng cao năng lực quản lý, giám sát, đánh giá cho các đối tác thực hiện dự án; xây dựng và thực hiện các mô hình can thiệp, trợ giúp trẻ em thoát khỏi các hình thức lao động trẻ em. Nhưng trên hết, mỗi người trong xã hội phải yêu thương và bảo vệ trẻ em thì hoạt động ngăn chặn bóc lột lao động trẻ em mới hiệu quả.

Bà Rie Vejs-Kjeldgaard, Giám đốc văn phòng ILO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Trẻ em phải được đến trường. Trẻ em là tương lai của nhân loại, do vậy đầu tư cho giáo dục và xây dựng kỹ năng của các em nên là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy rằng không phải trẻ em nào cũng được hưởng các lợi ích giáo dục như các em đáng có… Chúng ta hãy cùng nhau chung sức xóa bỏ lao động trẻ em ở bất kỳ hình thức nào”.

Meyeucon.org - 06/04/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bóc lột sức lao động trẻ em

Bài viết liên quan

  • Đội văn nghệ thiếu nhi, một hình thức lạm dụng?
  • Xóa bỏ lao động trẻ em – vướng từ luật
  • Lao đao trẻ vào đời sớm
  • Ngăn chặn mọi hành vi gây tổn hại con trẻ
  • Lần theo đường dây chăn dắt trẻ ăn xin (P2)

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn