Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹ nghiện rượu coi chừng con khuyết tật

Khoa học ngày nay đã biết rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm phát triển trí tuệ cho đứa con khi mẹ mang thai nghiện rượu. Từ thế kỷ 18, các nhà nghiên cứu Anh, Pháp đã thấy hậu quả không tốt của rượu đối với thai nhi khi thai phụ uống rượu. Triết gia Aristote thì nói những người mẹ say sưa, điên khùng, thường sinh ra con lù đù, chậm chạp.

Rượu gây tác hại gì cho thai nhi?

Khi mẹ uống rượu vào cơ thể, chất ethanol của rượu được chuyển thành acetaldehyd, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu gây độc hại cho thai nhi như sau: rượu tương tác với prostaglandin là một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng của thai nhi; làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, dẫn đến chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm làm cho tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng; ảnh hưởng tới sự hấp thụ kẽm và magnesium, thay đổi các men, giảm lượng corticosteroid và kích thích tố tăng trưởng; làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào, mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh; giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh làm cho các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng. Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, rượu gây ra khuyết tật, dị tật bẩm sinh ở các cơ quan trong cơ thể. Tiếp đến 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, rượu gây ra các hành vi bất thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngưng uống rượu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng giảm bớt một phần ảnh hưởng xấu. Cần lưu ý là nếu thai phụ có một vài lần uống say khướt rồi sau đó ngưng uống vẫn nguy hại.

Khuôn mặt đặc thù của trẻ bị tác hại do rượu: mặt dẹp, gò má thấp, mi mắt sụp, mũi ngắn, sống mũi dẹp, môi trên mỏng, khoảng cách giữa mũi và miệng rộng.

Đặc biệt, tác hại của rượu không những đối với thai nhi mà còn đối với đứa trẻ sau này. Tùy theo mà biểu hiện tác hại do rượu có khác nhau. Đối với trẻ nhỏ, hay bồn chồn, dễ kích thích, lười ăn, ít ngủ, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng, kém khéo léo. Trước tuổi đi học, trẻ rất hiếu động nhưng kém tập trung, chậm hiểu, diễn tả ngôn ngữ khó khăn. Đến tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, hoạt động nhiều, nhưng không biết làm toán, chậm hiểu, hành động không tự chủ, tiếp thu bài vở rất kém. Trẻ lớn lên thì rất kém trí nhớ, kém suy luận nhận xét sự việc, không biết sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu, thuốc lá, cư xử thiếu văn hóa… Những dấu hiệu này tạo thành khuyết tật vĩnh viễn suốt đời. Nguyên nhân do tế bào thần kinh đã bị tổn thương không hồi phục. Có nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bị khiếm khuyết, thiếu giây thần kinh nối kết, nên các chức năng bị rối loạn. Tổn thương này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ và tất nhiên là để lại gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

Ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ

Đa số các trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp, chỉ khoảng 68, so với chỉ số bình thường là 100. Trẻ rất kém khả năng đọc hiểu bài, khả năng làm toán phát triển không đồng đều. Tuy trẻ có thể học được, nhưng 90% các cháu kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không biết được cách sử dụng tiền. Trẻ có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ nhưng ý nghĩa và nội dung bình thường. Hầu hết trẻ trong tình trạng thời gian phản ứng chậm, kém tập trung. Trẻ không phân biệt được màu sắc, khó nhớ tên người và sự vật, kém khả năng phân tích, không biết hậu quả hành động của mình, không ý thức được tương lai của trẻ sẽ ra sao; không phân biệt được lời khen và tiếng chê, ơn nghĩa; phối hợp các hành động rất kém. Về tính nết, ngay từ khi còn bé, trẻ đã tỏ ra ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Khi trẻ lớn lên lại thu mình, sống cô đơn, không chơi với bạn, không biết nghe lời dạy bảo, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, hay ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, nghiện rượu, bất cần đời.

Biểu hiện khuyết tật của trẻ bị tác hại do rượu

Sau khi sinh ra đứa bé rất dễ bị kích thích, thân mình run rẩy, cơ thịt co giật như lên kinh phong, dấu hiệu này giống như một người nghiện thèm rượu. Trẻ bị thay đổi hình dáng. Đầu có thay đổi rõ ràng, đặc biệt nhất: đầu nhỏ, tóc mọc sau gáy, trán nhô, mặt dẹp, gò má thấp, tai thấp, mi mắt sụp, mắt nhỏ, mũi ngắn, sống mũi dẹp, môi trên mỏng, răng nhỏ, cằm lẹm, khoảng cách giữa mũi và miệng rộng. Các giác quan cũng bị ảnh hưởng: thị giác thì có lé mắt, rung giật nhãn cầu, cận thị cả hai mắt, dây thần kinh mắt bị giảm sản. Tổn thương tai: khoảng 30% nạn nhân bị điếc, ngược lại thì nhiều trẻ lại có nhạy thính giác bất thường. Nhưng đa số trẻ rất dễ bị viêm tai giữa. Tim thận của trẻ thường có dị tật như : vách nhĩ – thất thủng. Thận giảm sản, chia đôi, bàng quang có túi, tinh hoàn nằm trong bụng. Lồng ngực nhô ra hoặc xẹp vào, cột sống bị cong vẹo. Nhiều khớp xương và tứ chi bất bình thường: ngón tay út ngắn, co quắp, dấu ngón tay mờ, cơ thịt nhão, khớp xương lỏng lẻo, cử động xương hông giới hạn. Nhìn chung các cháu đều chậm lớn, biếng ăn, nhẹ cân, ngủ nghỉ bất thường. Đa số có thể tăng trưởng được nhưng rất chậm.

ThS. Minh Phát

Meyeucon.org - 02/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần tránh khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Những thức ăn bà bầu nên tránh
  • 10 điều nên tránh khi mang thai
  • Bà bầu hút thuốc nguy hiểm cho con
  • Nguy cơ mang thai ngoài dạ con
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn