Nếu bạn đang mang thai và đang lo lắng vì không biết có đủ sắt cung cấp cho thai nhi hay không hoặc bạn đang mắc chứng thiếu máu thì có rất nhiều cách giúp bạn bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Cách đơn giản nhất chính là nguồn thực phẩm từ bữa ăn hàng ngày.
Sắt có trong thực phẩm ở các bữa ăn hàng ngày đặc biệt là trong thịt. Sắt được cơ thể bạn hấp thu và mang theo oxy cung cấp cho thai nhi. Ngoài từ bữa ăn hàng ngày, bạn có thể hấp thu sắt tổng hợp. Theo các chuyên gia, chỉ nên hấp thu khoảng 27mg sắt/ngày.
An toàn nhất vẫn là bổ sung lượng sắt cho cơ thể từ thực phẩm. Nhưng bạn cũng nên tham vấn với bác sĩ có chuyên môn về lượng sắt bạn cần hấp thu.
Sắt có trong thịt
Thịt bò, trâu, bê, gà, lợn, lòng đỏ trứng, thịt cá hồi… là nguồn thực phẩm giàu sắt nhất, an toàn nhất trong thai kì. Thịt chính là nguồn chứa sắt quan trọng vì thịt có gốc heme, hấp thu tất cả các dạng sắt nếu so sánh với nguồn sắt có trong rau quả.
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, không ăn quá nhiều cá hơn mức cho phép trong thai kì. Không ăn cá tươi, cá gỏi. Hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm quá giàu sắt như hàu, trai, sò, cá bơn, cua, tôm, cá ngừ Califonia. Khi ăn cần kiểm tra độ an toàn của sản phẩm.
Sắt có trong họ đậu
Những thực phẩm thuộc họ đậu giàu sắt như đậu tây, đậu lima, đậu navy, đậu pinto, đậu nành và các sản phẩm từ đậu như đậu hũ đặc biệt là đậu lăng. Mỗi cốc đậu lăng chứa 3.3mg sắt.
Sắt trong hoa quả và rau xanh
Rau bina là một trong những loại rau giàu sắt nhất. Nó cũng chứa canxi cao. Ngoài ra còn có cà chua, các loại dâu tây, cải bruxen, quả mơ…
Khi ăn thực phẩm chứa nhiều sắt cần lưu ý:
Bạn nên kèm theo thức uống như nước cam, nước chanh hoặc các loại rau củ như ớt ngọt, cải bắp, bông cải xanh… và những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C hoặc axit ascorbic trợ giúp cơ thể bạn hấp thu sắt. Khi ăn các thực phẩm giàu sắt nên tránh những sản phẩm từ sữa, sữa, cà phê, trà vì chúng chứa một số khoáng chất như canxi, cạnh tranh với sắt trong quá trình hấp thu.