Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bà bầu mang họa vì tự ý bồi bổ bằng thuốc Đông y

Biết tin chị Hà, 28 tuổi, ở Hà Nội mang bầu, mẹ chồng chị ở quê liền đi cắt ngay mấy thang thuốc dưỡng thai gửi xuống cho con. Không ngờ uống được một ngày thì chị bị tiêu chảy, nhìn lại thì thuốc đã mốc.

Vốn là người khỏe mạnh nên khi có bầu chị Hà cũng không ốm nghén nhiều và ăn tốt. Nhưng mẹ chồng ở Hà Nam vẫn đi bốc thuốc gửi xuống để dưỡng thai, “cho bé trắng trẻo”. Nể mẹ chồng, lại nghe mọi người mách uống thuốc Đông y rất tốt cho thai nhi, không uống thì sau này con đẻ ra sẽ bị nóng, đen thui cho nên chị mới sắc uống thử.

“Nghĩ thuốc mới bốc nên mình không để ý xem kỹ, mà đổ luôn vào nồi. Ai dè uống đến bát thứ 3 thì bị Tào Tháo rượt, sợ quá. Đến lúc mở gói thuốc còn lại ra xem mới thấy hoảng vì nhiều vị đã có đốm trắng, đốm vàng”, chị Hà chia sẻ.

Sau lần đó, chị vứt luôn số thuốc còn lại đi và cũng không có ý định bốc thuốc thêm nữa.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y cho biết, giống như chị Hà, nhiều thai phụ nghĩ đến chuyện tẩm bổ bằng thuốc y học cổ truyền vì nghĩ nó “lành”. Tuy nhiên, đây là quan niệm không hoàn toàn đúng.

“Trong Đông Y, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Ngoài ra, không phải ai mang thai cũng phải dùng thuốc, việc dùng thuốc không đúng có thể gây nguy hại cho thai nhi”, bác sĩ Hướng nói.

Cũng theo ông, thực tế cho thấy có một tỷ lệ nhất định thai phụ bị sảy thai do dùng thuốc bổ Đông y không đúng, như trường hợp một thai phụ tại Hà Nội cách đây không lâu mà bác sĩ Hướng từng biết. Có thai hơn 2 tháng, khỏe mạnh, không bị nghén nên bà bầu này ăn uống tốt. Dù vậy, chị vẫn đi cắt thuốc Đông y về tẩm bổ. Thế nhưng sau một thời gian, chị thấy đau bụng, chảy máu và bị sảy thai.

“Vì vậy, việc dùng thuốc bổ nói chung, đặc biệt với thai phụ phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Các vị thuốc được coi là bổ trong đông y không phải lúc nào cũng bổ. Nó có thể có tác dụng tốt với người này nhưng lại gây nguy hiểm với người kia”, bác sĩ Hướng nhấn mạnh.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cũng cho biết, đã gọi là thuốc gì không có cái gì là tuyệt đối an toàn, kể cả thuốc Đông y. Trong y học cổ truyền Việt Nam cũng lưu truyền nhiều bài thuốc bổ rất tốt cho thai phụ, vấn đề ở đây là trình độ người bốc thuốc, chất lượng của thuốc.

“Đơn thuốc có thể đúng nhưng quá trình sao tẩm không đảm bảo, sử dụng hóa chất bảo quản, thuốc bị mốc hỏng… có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, mang thai là hiện tương sinh lý bình thường, không phải ai có bầu cũng cần tẩm bổ, tránh trường hợp bổ quá hóa hại”, bác sĩ Dung nói.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cũng cho biết, với bà bầu không gì có thể thay thế chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu mẹ khỏe, ăn uống tốt, thai nhi phát triển bình thường thì không cần dùng đến thuốc bổ.

Trừ những trường hợp thai phụ bị ốm nghén, nôn ọe nhiều, không ăn uống được ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi thì cần phải uống thuốc bổ. Tuy nhiên, phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của người có chuyên môn.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu muốn bồi bổ bằng thuốc Đông Y, chị em nên đến khám tại những cơ sở tin cậy, đến tận nơi để bốc thuốc chứ không nhờ người bốc hộ. Mỗi người mang bầu có thể trạng và sức khỏe khác nhau, nên bắt mạch và kê thuốc riêng cho từng người. Tùy và cơ địa của từng người, thầy thuốc có thể tăng hoặc giảm một số vị trong thang thuốc.

Biết tin chị Hà, 28 tuổi, ở Hà Nội mang bầu, mẹ chồng chị ở quê liền đi cắt ngay mấy thang thuốc dưỡng thai gửi xuống cho con. Không ngờ uống được một ngày thì chị bị tiêu chảy, nhìn lại thì thuốc đã mốc.
> Bà bẩu tẩm quá dễ bị tiểu đường

Vốn là người khỏe mạnh nên khi có bầu chị Hà cũng không ốm nghén nhiều và ăn tốt. Nhưng mẹ chồng ở Hà Nam vẫn đi bốc thuốc gửi xuống để dưỡng thai, “cho bé trắng trẻo”. Nể mẹ chồng, lại nghe mọi người mách uống thuốc Đông y rất tốt cho thai nhi, không uống thì sau này con đẻ ra sẽ bị nóng, đen thui cho nên chị mới sắc uống thử.

“Nghĩ thuốc mới bốc nên mình không để ý xem kỹ, mà đổ luôn vào nồi. Ai dè uống đến bát thứ 3 thì bị Tào Tháo rượt, sợ quá. Đến lúc mở gói thuốc còn lại ra xem mới thấy hoảng vì nhiều vị đã có đốm trắng, đốm vàng”, chị Hà chia sẻ.

Sau lần đó, chị vứt luôn số thuốc còn lại đi và cũng không có ý định bốc thuốc thêm nữa.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y cho biết, giống như chị Hà, nhiều thai phụ nghĩ đến chuyện tẩm bổ bằng thuốc y học cổ truyền vì nghĩ nó “lành”. Tuy nhiên, đây là quan niệm không hoàn toàn đúng.

“Trong Đông Y, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Ngoài ra, không phải ai mang thai cũng phải dùng thuốc, việc dùng thuốc không đúng có thể gây nguy hại cho thai nhi”, bác sĩ Hướng nói.

Cũng theo ông, thực tế cho thấy có một tỷ lệ nhất định thai phụ bị sảy thai do dùng thuốc bổ Đông y không đúng, như trường hợp một thai phụ tại Hà Nội cách đây không lâu mà bác sĩ Hướng từng biết. Có thai hơn 2 tháng, khỏe mạnh, không bị nghén nên bà bầu này ăn uống tốt. Dù vậy, chị vẫn đi cắt thuốc Đông y về tẩm bổ. Thế nhưng sau một thời gian, chị thấy đau bụng, chảy máu và bị sảy thai.

“Vì vậy, việc dùng thuốc bổ nói chung, đặc biệt với thai phụ phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Các vị thuốc được coi là bổ trong đông y không phải lúc nào cũng bổ. Nó có thể có tác dụng tốt với người này nhưng lại gây nguy hiểm với người kia”, bác sĩ Hướng nhấn mạnh.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cũng cho biết, đã gọi là thuốc gì không có cái gì là tuyệt đối an toàn, kể cả thuốc Đông y. Trong y học cổ truyền Việt Nam cũng lưu truyền nhiều bài thuốc bổ rất tốt cho thai phụ, vấn đề ở đây là trình độ người bốc thuốc, chất lượng của thuốc.

“Đơn thuốc có thể đúng nhưng quá trình sao tẩm không đảm bảo, sử dụng hóa chất bảo quản, thuốc bị mốc hỏng… có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, mang thai là hiện tương sinh lý bình thường, không phải ai có bầu cũng cần tẩm bổ, tránh trường hợp bổ quá hóa hại”, bác sĩ Dung nói.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cũng cho biết, với bà bầu không gì có thể thay thế chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu mẹ khỏe, ăn uống tốt, thai nhi phát triển bình thường thì không cần dùng đến thuốc bổ.

Trừ những trường hợp thai phụ bị ốm nghén, nôn ọe nhiều, không ăn uống được ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi thì cần phải uống thuốc bổ. Tuy nhiên, phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của người có chuyên môn.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu muốn bồi bổ bằng thuốc Đông Y, chị em nên đến khám tại những cơ sở tin cậy, đến tận nơi để bốc thuốc chứ không nhờ người bốc hộ. Mỗi người mang bầu có thể trạng và sức khỏe khác nhau, nên bắt mạch và kê thuốc riêng cho từng người. Tùy và cơ địa của từng người, thầy thuốc có thể tăng hoặc giảm một số vị trong thang thuốc.

Meyeucon.org - 11/03/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe khi mang thai , Uống thuốc khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Điều trị chứng đau dạ dày cho bà bầu
  • Những vị thuốc phụ nữ có thai không nên dùng
  • Khi mang bầu vẫn có thể điều trị ung thư
  • Mẹ uống thuốc giảm đau, con dễ mắc bệnh tinh hoàn ẩn
  • Thai phụ không nên dùng thuốc giảm đau

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn