Thời điểm mang thai, những gì bạn ăn và uống có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi đấy! Bởi thực tế, một số thực phẩm và đồ uống có thể nguy hiểm cho sự phát triển em bé của bạn.
1. Thức ăn động vật sống hoặc chưa nấu chín
Những thức ăn động vật được nấu chưa chín như thịt, hàu sống, trai, sushi chưa được tiệt trùng, thậm chí là trứng, nguyên liệu bánh hoặc bột bánh thô … có thể chứa một loạt các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có hại cho sức khỏe của 2 mẹ con bạn.
Vì thế, để giảm nguy cơ bệnh tật do thực phẩm, hãy chắc chắn thịt gia cầm, thịt cá, trứng phải được nấu chín kỹ càng, không nên ăn bột thô.
2. Xúc xích, thịt nguội, sữa không tiệt trùng
Thực tế, những thực phẩm này dễ bị vi khuẩn Listeria monocytogenes – một vi khuẩn gây bệnh nhiễm listeriosis có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bên cạnh đó xúc xích và thịt nguội bao gồm gà tây, lụa, xúc xích, hải sản đông lạnh hun khói (như cá hồi, cá thịt trắng, cá tuyết, cá ngừ, cá thu) phải đảm bảo an toàn khi nó được nấu chín.
Ngoài ra, các bà bầu cũng tránh sữa và các sản phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng nhé vì nó cũng dễ bị nhiễm khuẩn Listeria ký sinh trong đó,có thể gây hại cho cơ thể.
3. Một số hải sản và cá
Những loại cá lớn chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác.
Thủy ngân tuy là một sản phẩm phụ nhưng lại can thiệp vào sự phát triển bình thường của trí não và hệ thần kinh của một đứa trẻ.
Theo FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên ăn lượng hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, tôm, cá ngừ đóng hộp, cá minh thái, cá mòi, cá rô phi và cá da trơn.
4. Mầm, chồi, búp của thực vật
FDA khuyến cáo tất cả mọi người, bất kể đang mang thai hay không mang thai đều không nên ăn mầm của cỏ linh lăng, cỏ ba lá, củ cải và giá đậu xanh.
Lý do là vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt giống nảy mầm và điều này sẽ khiến không thể loại bỏ được chúng khi bạn rửa trước khi chế biến.
FDA cũng chop rằng phụ nữ mang bầu tránh ăn mầm sống của những loại cây trên nhưng nếu những loại mầm này được nấu chín thì vẫn có thể ăn bình thường mà không lo sợ độc hại.
5. Rượu, bia và đồ uống chứa cafein
Rượu (bia, rượu vang, hoặc rượu) có thể hạn chế sự phát triển của ô xy và chất dinh dưỡng, ngăn ngừa sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng rượu còn ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển thể chất ở bào thai. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc kiêng uống rượu tại bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên cẩn thận với nước chưa được tiệt trùng bởi những sản phẩm này là dễ bị vi trùng E. coli tấn công. Do đó, nên kiểm tra nhãn để đảm bảo nước được khử trùng.
Caffeine từ cà phê, trà, nước ngọt, đồ uống năng lượng và các nguồn đồ uống khác có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, giảm trọng lượng sơ sinh và thai chết lưu. Do đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ caffeine nhé!
6. Bisphenol A (BPA)
BPA là một hóa chất công nghiệp được sử dụng nhiều để làm nhựa cứng và các lớp lót của nhiều loại thực phẩm đóng hộp. Nó có thể phá vỡ nội tiết và làm nhiễu loạn sự phát triển thông thường của bào thai.
FDA cho rằng những phụ nữ mang thai tránh tiếp xúc với hóa chất BPA. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng những sản phẩm nhựa mà thay vào đó chỉ sử dụng các sản phẩm lọ thủy tinh để an toàn hơn.
7. Trà thảo dược
Thực tế có những loại thảo dược không hề tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ. Nó có thể chứa một số chất bổ sung và làm hại đến em bé của bạn.
Do đó, trước khi sử dụng một loại thảo dược nào đó trong quá trình bầu bí, bạn nên nói chuyện với bác sĩ sản khoa về bất kỳ loại thảo dược hay vitamin bổ sung nào nhé!
8. Những thực phẩm có thể gây dị ứng
Nếu bạn, con trước đó của bạn hoặc các em bé khác đã bị dị ứng, thì em bé trong bụng bạn sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho biết bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm nhất định trong khi mang bầu. Chẳng hạn như tránh sử dụng đậu phộng và các sản phẩm đậu phộng vì có thể làm gia tăng dị ứng cho trẻ.
Đặc biệt, nếu bạn có một lịch sử gia đình bị dị ứng và hen suyễn hãy nói chuyện với bác sĩ về những thực phẩm gây dị ứng để đảm bảo an toàn nhất cho 2 mẹ con nhé.
9. Những thực phẩm cho lượng calo gấp đôi
Bạn thường ăn nhiều bữa nhỏ/ ngày để tăng lượng calo gấp đôi. Tuy nhiên nếu tăng quá nhiều trọng lượng khi mang bầu sẽ đe dọa sức khỏe, làm tăng nguy cơ thừa cân cho em bé tương lai của bạn.
Nếu bạn đang thừa cân nhiều lúc mang thai hoặc nếu bạn ít hoạt động thể chất, bạn có thể cần ít calo hơn một số bà bầu khác. Tuy nhiên, khi mang thai, đây không phải thời gian để bạn cố gắng giảm cân.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng về việc cung cấp calo phù hợp với bạn.