Đái tháo đường là một trong những bệnh mãn tính gây tác hại đến sức khỏe của trẻ em thường gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả lứa tuổi chập chững biết đi.
Béo phì dễ dẫn tới đái tháo đường
Có 2 loại đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1: thuộc loại bệnh tự miễn, không thể phòng ngừa được, và là dạng đái tháo đường thưiờng thấy ở trẻ em trên toàn cầu.
Tuy nhiên, do hậu quả của béo phì và lối sống tĩnh tại hiện nay ở trẻ em, đái tháo đường týp 2 cũng đang ngày càng tăng nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Toàn cầu hiện có khoảng 500.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
- Mỗi một ngày trên thế giới có khoảng 200 trẻ bị đái tháo đường týp 1 và mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
- Đái tháo đường týp 1 đang gia tăng ở trẻ em với tỷ lệ 3% mỗi năm, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất ở lứa tuổi mẫu giáo (5%/năm.)
- Đái tháo đường týp 2 xảy ra cả ở trẻ em tại những nước phát triển và đang phát triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe công đồng nghiêm trọng cần được lưu tâm ..
- Đái tháo đường týp 2 có thể phòng ngừa được bằng việc thực hiện giảm cân (từ 7 – 10% cân nặng cơ thể) và bằng cách gia tăng hoạt động thể lực cho trẻ .
Để không một trẻ nào chết vì đái tháo đường, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Điều trị đái tháo đường rất tốn kém. Trẻ em đái tháo đường bị tử vong là do gia đình không đủ điều kiện để cung cấp thuốc cần thiết cho trẻ.
- Rất nhiều trẻ em bị đái tháo đường ở các nước đang phát triển bị tử vong sớm sau khi được chẩn đoán.
- Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại, vẫn có một tỷ lệ trên 50% trẻ em bị đái tháo đường phát triển các biến chứng trong vòng 12 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.
- Cả hai dạng đái tháo đường (týp 1 và 2) đều đang gia tăng ở trẻ em.
- Toan chuyển hóa ceton do đái tháo đường là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở trẻ em bị đái tháo đường týp 1. Tuy vậy nếu được chẩn đoán sớm, được điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được biến chứng này.
- Trên 50% trường hợp đái tháo đường týp 2 có thể phòng ngừa được.
- Trẻ đái tháo đường có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng, kịp thời và được theo dõi lượng đường trong máu thật chặt chẽ, đều đặn.
Nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của đái tháo đường ở trẻ em:
- Đi tiểu thường xuyên
- Khát nước nhiều, uống nước liên tục.
- Nhanh đói bụng dù ăn nhiều
- Sụt cân
- Mệt mỏi
- Khó tập trung suy nghĩ
- Nhìn mờ
- Nôn mửa, đau bụng
Cần vận động, khuyến khích trẻ và cùng trẻ thực hiện lối sống khỏe mạnh : dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, hạn chế lối sống tĩnh tại.
Nguyễn Thùy Dung đã bình luận
Con trai tôi 24 tháng tuổi, 11kg. cháu phát triển bình thường không thấy có dấu hiệu gì khác lạ về sức khỏe, tăng cân chậm. Nhưng gần đây cháu đi tiểu thấy có vị ngót. Khi sinh cháu nặng 3,4kg.
Tôi xin hỏi đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?
dong canhd duong đã bình luận
Con gái tôi 23 tháng tuổi, 11kg. cháu phát triển bình thường không thấy có dấu hiệu gì khác lạ về sức khỏe. Nhưng gần đây cháu đi tiểu thấy có kiến bu rất nhiều.
Tôi xin hỏi đó có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé thiếu khoảng 0,7 kg so với bảng chuẩn của bé nặng 3200gr lúc sinh (không rõ bé của bạn nặng bao nhiêu khi sinh ?). Nếu thấy kiến bu lặp lại nhiều lần thì nên cho bé đi khám và XN.