Có 4 yếu tố quan trọng xuất phát từ bà mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của em bé.
1. Tuổi tác của người mẹ
Thời gian sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh sớm hơn, trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, hạn chế phát triển, vì phải “chia sẻ” phần mình cho bào thai. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tầm vóc, chiều cao của con.
2. Sức khỏe của bà mẹ
Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn đoán sớm khi quyết định có nên mang thai hay không.
3. Dinh dưỡng của người mẹ
Khi có thai, người mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con. Thành phần dinh dưỡng lúc này không chỉ cần số lượng, ăn nhiều, đủ mà người mẹ phải ăn đủ chất (nhất là chất đạm) mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Người mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A…
4. Điều kiện lao động của mẹ
Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ, bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai thì sau sinh, khả năng sinh sữa của bà mẹ rất ít, điều này sẽ ảnh hưởng đến em bé.
Thu Phương đã bình luận
Xin chào meyeucon.org em xin hỏi là em đang trong thời gian mang thai tháng thứ 2 thì em bị cảm củm có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ.
Meyeucon.org đã bình luận
Cúm trong giai đoạn này rất nguy hiểm, bạn cần phải đi khám cẩn thận
Thuyduong đã bình luận
Chào BS Thanh Hương,
Em mang thai tuần thứ 16, bị cảm cúm, sau đó đi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc trước sinh triple test và cho kết quả có nguy cơ thấp.
Vậy BS cho em hỏi, như thế có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Kết quả XN đã cho bạn biết rồi đấy thôi.
Thanh Huyen đã bình luận
Em dang mang thai tuan thu 11 nhung trong thoi gian di du lich em bi bi len soi. Em rat lo lang vi ko biet dieu do co anh huing gi den thai nhi hay ko? Xin cam on bac sy
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Người lớn hiếm khi bị sởi, và nếu bị thì rất nặng. Có thể bạn sốt ban Rubella, loại virus đang nhiều người mắc và nguy cơ cao gây dị tật thai nhi. Bạn nên đi XN xem có phải mắc R không, nên theo khám chương trình sàng lọc trước sinh để xác định sớm dị tật (nếu có).
hanh đã bình luận
toi da chich ngua rubella nhung khi mang thai duoc 15 tuan toi bi cam cum.toi rat lo khong biet con toi co bi anh huong ji ko .xin myc tu van jum toi
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chắc bạn bị cảm lạnh thôi. Vào tuần tuổi này không đáng lo ngại. Cần giữ ấm chân và cổ vào thời gian này vì trong 1 ngày thời tiết thay đổi mấy mùa dễ ốm. Bạn nên tạo thói quen rửa tay xà-phòng và súc miệng nước sát khuẩn sau khi hội họp, tiếp xúc đông người, đi ngoài đường về. Đặc biệt là đi chợ không nhấm nước bọt để kiểm đếm tiền (tiền rất bẩn)
tuong van đã bình luận
chao meyeucon.org ! me em 39t suc khoe binh thuong.me muon mang thai co dc ko ? se anh huong nhu the nao den suc khoe ? cho em hoi cach cham soc suc khoe cho me nhu the nao a.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Vẫn có khả năng mang thai nhưng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé cao lắm, bà mẹ cũng có nguy cơ cao mắc huyết áp cao, viêm cầu thận, suy thận do nhiễm độc thai nghén. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều bị bệnh cả, nhưng biết vậy nên cân nhắc kỹ lợi ích. Phải chăng mẹ cháu mới có mình cháu là con gái (MYC suy luận thế) nay muốn thử nghiệm để sinh con trai? Nên chuẩn bị trước tư tưởng nếu không được như ý, lại thêm bệnh tật của mẹ của con thì sẽ còn hạnh phúc không? Chắc có lý do riêng tế nhị thì phải có con thôi. Khi có thai nên đi khám theo chương trình sàng lọc trước sinh để được SÂ xác định sớm 1 số bệnh dị tật bẩm sinh và được tư vấn xử lý (nếu có). Mong trao đổi để được giúp thêm trong quá trình mang thai nếu mẹ cháu quyết tâm.
Thanh Pham đã bình luận
Hi mẹyêucon.org!
Em rất thường hay đọc những thông tin về bà mẹ mang thai mà website cung cấp.Em được biết là mang thai dưới 25 tuổi thì không tốt cho lắm. Hiện giờ thì em đang mang thai bé đầu lòng được 28 tuần, nhưng em mới co 22 tuổi 6 tháng. Như vậy có ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của bé không vậy? Bé của em là con trai nhưng e thấy bé ko cữ động nhiều như những bà mẹ co thai khác, nhưng nhịp tim của bé thi vẫn bình thường. Vậy có sao không?
Meyeucon.org đã bình luận
Nhìn chung cơ thể con người phát triển hoàn thiện cho tới 25 tuổi, vì vậy thường 25 tuổi trở đi sinh con sẽ tốt hơn về sức khỏe. Tuy nhiên dù bạn còn trẻ, nhưng cũng không hẳn là sẽ không tốt. Bạn cần có chế độ ăn uống tốt để đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con. Cũng có nhiều bé ít hiếu động, nên nếu các bác sĩ khám vẫn bình thường thì cũng ko vấn đề gì.