Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đầu thai kỳ, không nên uống nước dừa

Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Dừa là loại quả rất giàu clorua, kali, và magiê, giúp điều chỉnh huyết áp, nhanh chóng giải tỏa cơn khát và có lợi cho đường ruột của bà bầu. Khi uống nước dừa nhiều, bà bầu sẽ tránh được các bệnh táo bón và viêm đường tiết niệu.

Vì sao nên uống nước dừa lúc có thai?

Không gây ảnh hưởng như các loại nước có ga hay nước hoa quả khác, nước dừa có thể sử dụng thay thế cho nước uống hàng ngày và đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Khi uống nước dừa đều đặn, bà bầu sẽ được ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niệu và giảm nguy cơ sỏi thận bởi nó giúp tăng tiết nước tiểu ở bà bầu. Ngoài ra, tình trạng táo bón, đầy bụng cũng được giảm hẳn nếu bà bầu uống nước dừa thường xuyên. Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.
Nếu mang thai ba tháng giữa, bạn sẽ thấy khó chịu với chứng ợ nóng diễn ra liên tục, nhưng nước dừa có thể làm giảm hẳn hiện tượng này.

Bà bầu cần chú ý khi uống nước dừa

Khi mang thai, lượng nước bạn cần uống nhiều hơn so với bình thường bởi bạn cần bổ sung nước cho cả cơ thể mình và thai nhi. Uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.

Khi uống nước dừa, bạn nên uống trong ngày và không nên uống trước khi đi ngủ bởi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon vào ban đêm. Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.

Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bước qua tháng thứ 4, bà bầu có thể bắt đầu uống dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày.

Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột. Cần nghỉ ngơi trước khi uống nước hoặc nước dừa.

Có rất nhiều cách để bạn uống nước dừa, nhưng nhiều bà bầu lựa chọn mua dừa quả về lấy nước uống trực tiếp, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không bị pha thêm các hóa chất khác vào nước dừa.

Meyeucon.org - 14/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai , Mang thai 3 tháng đầu

Bài viết liên quan

  • Tuần thứ tư của thai kỳ
  • Ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu
  • Dinh dưỡng khi mang thai
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ tư
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba

Bình luận

  1. Aodaitrang đã bình luận

    09/03/2012 at 11:23 sáng

    Thua bac si! Toi co thai duoc 8 tuan,cach day mot thang toi thay dau bung nen di sieu am,bsi bao la bi boc tach tui thai5% ,cho uong thuoc hai tuan.Tuan vua roi toi di sieu am lai o mot phong kham khac,ket qua cuc tren tui thai co vung echo trong kich thuoc 2*10mm,co mau tu quanh tui thai luong it.bsi chich thuoc 3ngay va cho uongthuoc 4ngay . Den nay toi van dau bung.Bac si oi vay thai cua toi co sao ko? Ca thang nay toi ko di lai nhieu va chi nam nghi ngoi.vay nguyen nhan dau bung cua toi la ji? Thai nhi co anh huong gi ko?hiennay da co tim thai 150lan/phut.xin cam on bac si.

    Trả lời
  2. Nguyễn Ngọc đã bình luận

    05/09/2011 at 5:39 chiều

    Thưa bác sĩ, e năm nay 27 tuổi đang có bầu ở tuần thứ 10. Tuy nhiên từ tuần thứ 8 e đi siêu âm thì phát hiện có tụ dịch dưới màng nuôi, bác sĩ có kê thuốc uống và thuốc đặt âm đạo và yêu cầu hàng tuần đi siêu âm kiểm tra. Cho tới giờ e đã uống thuốc được 2 tuần nhưng đi siêu âm thì vẫn là có dịch bảm sau rau kích thước 19*12mm. E thấy rất lo là sau khoảng thời gian lâu vậy mà dịch k hết. Xin bác sĩ cho e hỏi nguyên nhân và cách điều trị để có sức khỏe tốt cho e bé.

    E cảm ơn bác sĩ nhiều,

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      19/09/2011 at 4:08 chiều

      Bạn cũng phải chờ cho thuốc tác dụng, không có cách nào khác. Không biết SÂ có đúng không, BS có chuyên môn cao thì chẩn đoán mới đúng. Có thể chỉ là hồ huyết của bánh nhau mà nhầm sang túi dịch không ?

      Trả lời
  3. trang đã bình luận

    18/08/2011 at 9:31 sáng

    Mình đa từng bị thai lưu 1 lần, lần nay co thai lại minh rát sợ sẽ bị như lần trước.Mọi người khuyên minh nên đi tiêm thuốc nội tiết .Phải làm như thế nào để biết mình có thiếu nội tiết không? Hãy giúp mình với

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      05/09/2011 at 3:22 chiều

      Bạn có thể đi XN máu định lượng nội tiết hCG để biết có cần dùng hỗ trợ nội tiết tố không. Bạn cần biết rằng phải dùng thuốc theo đơn BS, khi có thai và nuôi con nhỏ càng phải tuân thủ nghiêm ngặt kẻo mang họa. Thuốc nội tiết như con dao 2 lưỡi, và phải là BS rất có kinh nghiệm mới điều trị “cứng tay” được.

      Trả lời
  4. Bảo Lâm đã bình luận

    21/02/2011 at 10:55 sáng

    Tôi năm nay 32 tuổi, có thai lần thứ 2. Vào tuần thứ 14 tôi đi làm trippetest ở đại học Y thì bị nguy cơ con bị down cao, sau đó 16 tuần tôi đi kiểm tra lại ở trung tâm xét nghiệm nghĩa dũng thì kết quả hoàn toàn bình thường. Lúc 12 tuần tôi đã đi kiểm tra độ mờ da gáy của bác sỹ Cường và bác sỹ Vỹ thì con tôi hoàn toàn bình thường. Đến giờ con tôi được 27 tuần, tôi có đi kiểm tra, siêu âm đều đặn vào các mốc quan trọng thì các kết quả đều bình thường. Vậy bác sỹ cho tôi hỏi trường hợp của tôi có đáng lo không? Cám ơn bác sỹ nhiều.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      22/02/2011 at 7:35 sáng

      BS Cường của BVPS TƯ thì bạn có thể yên tâm hoàn toàn. Chúc bạn bình an và hạnh phúc.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn