Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phụ nữ châu Á nên tăng mấy cân khi mang thai?

Các bà mẹ tương lai nên xem việc tăng cân của mình để tránh các nguy cơ về biến chứng khi sinh, tiểu đường và cao huyết áp.

Một nghiên cứu mới đây tại Singapore đã đưa ra được mức tăng trọng lượng tối ưu khi mang thai cho phụ nữ châu Á nhằm tránh việc sử dụng các chỉ số dành cho phụ nữ châu Âu như hiện nay.

Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện phụ nữ và trẻ em KK (KKH) và Trường dược Duke-NUS đã theo dõi 1.592 phụ nữ người Ấn Độ, người Hoa và người Malaysia đến thăm khám lần đầu trong ba tháng đầu mang thai tại KKH. Việc theo dõi những người phụ nữ này được tiến hành trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh.

Qua theo dõi và đánh giá kết quả, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phụ nữ châu Á có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) bình thường, từ 18,5-23, có thể tăng đến 12,7kg một cách an toàn.

Những phụ nữ thiếu cân, hoặc có BMI thấp hơn 18,5, có thể đủ điều kiện để tăng khoảng 15,1kg khi mang thai. Trong khi đó, phụ nữ béo phì, có BMI hơn 27,5, nên tăng không quá 7,6kg.

Tờ Mypaper dẫn lời bác sỹ Tan Thiam Chye, một chuyên gia tư vấn tại Khoa Phụ sản của KKH cho biết, mục đích của nghiên cứu này là tạo ra một tập hợp các dữ liệu phù hợp với phụ nữ ở Singapore. Bởi vì, trước đây, các bác sỹ ở KKH thường sử dụng dữ liệu chủng người châu Âu để xác định mức tăng trọng lượng tối ưu. Tuy nhiên, việc tăng cân đối với phụ nữ châu Âu có thể là cao hơn so với phụ nữ châu Á.

Ông cho biết phụ nữ mang thai thiếu cân nên ăn nhiều hơn vì em bé lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Họ có thể dùng chất bổ sung như các đa vitamin, canxi, sắt, và omega 3. Nhưng những người thừa cân nên cắt giảm lượng calo và bổ sung việc giảm cần bằng tập thể dục vừa phải, như đi bộ nhanh và bơi lội, vào các chế độ chăm sóc thai của mình.

Nghiên cứu cũng thấy rằng phụ nữ tăng cân không tương xứng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khoảng 135 trong số 1.592 phụ nữ qua theo dõi đã thấy phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sỹ Tan cho rằng, những phụ nữ bị tình trạng này có nguy cơ gia tăng bất thường về tim thai và trẻ chết non.

Trong khi đó 85 phụ nữ trong nghiên cứu trên cũng bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc huyết áp cao, mà theo bác sỹ Tan, họ có thể bị đột quỵ hoặc có các cơn choáng ngất. Cao huyết áp cũng có thể gây ra tình trạng thai nhi kém phát triển. Ông khuyên phụ nữ mang thai nên đến các bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng để theo dõi việc tăng cân của mình.

Meyeucon.org - 16/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cao huyết áp khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp thai nghén?
  • Bà bầu cần cảnh giác với chứng tăng huyết áp
  • Tăng huyết áp khi mang thai, nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con
  • Phát hiện cơ chế làm tăng huyết áp khi mang thai
  • Ngủ ít hay quá nhiều khi mang thai đều không có lợi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn