Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đa van tim ở trẻ

Hỏi: Con gái tôi 11 tuổi. Vừa qua cháu đi siêu âm tim có kết quả: Van 2 lá: dày nhẹ, sa lá trước độ II, hở 2 lá 1/4. Van ĐMC dày nhẹ, hở 1/4. Van ĐMP dày nhẹ, tăng vận tốc đông máu qua van DMP với Vmax = 2,4m/s. Gdmax = 23mmHg. Có shunt P – T rất nhỏ qua vách liên nhĩ nghi tồn tại lỗ bầu dục d = 4mm. Không tăng áp DMP (PAP = 28mmHg). Không tràn dịch màng tim.

BS nói bệnh cháu còn nhẹ không cần phải mổ. Tôi muốn hỏi bệnh cháu sau này có phải mổ không? Hiện tại BS nói không có thuốc gì chữa nhưng nếu để vậy có nguy hiểm không? Tôi có nên cho cháu học bán trú và học thể dục ở trường không?

Trả lời: Theo như kết quả siêu âm tim của con chị mô tả thì cháu bị bệnh đa van. Ở tuổi của cháu bệnh đa van với cấu trúc van dày, sa van… thì thường gặp nhất là hậu quả của quá trình viêm do bệnh thấp tim. Khả năng bệnh tim bẩm sinh ít hơn.

  • Hở van 2 lá và van động mạch chủ nhẹ: hở ¼ được xem là nhẹ và ít khả năng ảnh hưởng đến chức năng tim.
  • Hẹp van động mạch phổi với vận tốc và độ chênh áp như trên cũng không nặng.
  • Hở lỗ bầu dục tạo luồng thông từ nhĩ phải sang nhĩ trái có thể là hậu quả của bệnh hẹp van động mạch phổi làm tăng áp lực trong tâm nhĩ phải cao hơn tâm nhĩ trái.

Rất tiếc kết quả siêu âm không mô tả kích thước các buồng tim. Nếu với các tổn thương van tim nhẹ như trên và buồng tim không to, chức năng tim bình thường thì không cần phải can thiệp; cháu vẫn có thể đi học bình thường như các trẻ khác và vẫn có thể tập thể dục, chơi thể thao ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ kiểm tra kỹ xem có phải cháu bị bệnh thấp tim không, vì nếu là bệnh thấp tim cháu phải được theo dõi tim mạch định kỳ và điều trị phòng ngừa những đợt bệnh thấp tái phát làm bệnh van tim ngày càng nặng hơn. Việc khám tim mạch định kỳ cũng giúp theo dõi tiến triển của bệnh nhằm có biện pháp can thiệp sớm khi cần thiết.

Meyeucon.org - 16/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tim mạch ở trẻ em , Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ lên 5 vẫn chưa ăn được, xin giúp đỡ
  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn