Khi nào bạn nên thăm khám bác sĩ về việc mang thai? Trọng lượng khi mang thai có quan trọng? Có cần thay đổi thói quen và việc dùng thuốc không?
1. Tại sao sự sẵn sàng cho việc mang thai lại rất quan trọng?
Bởi vì nếu bạn chưa sẵn sàng mang thai, có thể bạn sẽ không biết quãng thời gian bạn có thể đang mang bầu (khi thai được khoảng 2-3 tuần). Mà thời điểm từ 2-8 tuần sau khi thụ thai, em bé của bạn thường rất nhạy cảm. Đó là khi các cơ quan (như tim) của em bé của bạn bắt đầu hình thành.
Bất cứ điều gì bạn ăn, uống, hút thuốc hoặc tiếp xúc lúc này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Vì thế, nó là lý do tốt nhất để bắt đầu một chế độ ăn uống nghỉ ngơi khi nhận biết cơ thể bạn đang mang bầu thực sự.
2. Khi nào bạn nên thăm khám bác sĩ về việc mang thai?
Bạn có thể thăm khám bác sĩ về thai kỳ bất kỳ lúc nào, ngay cả trước khi bạn đang suy nghĩ về chuyện mang thai. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống, thói quen, lối sống và các mối quan tâm mà bạn đang có.
3. Bạn nên ăn gì?
Những gì bạn ăn cũng đang cung cấp cho em bé của bạn ăn. Các thực phẩm như soda, khoai tây chiên… sẽ không có các chất dinh dưỡng lành mạnh cung cấp cho thai nhi.
Trong thời điểm này, bạn cần chắn nhận được rất nhiều can xi, folic acid, protein và sắt. Nói chuyện với bác sĩ về các chất dinh dưỡng cần thiết và làm thế nào để giúp bạn bổ sung đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Bạn cũng có thể cần phải thực hiện một số thay đổi nếu tuân theo một chế độ ăn chay hoặc giảm cân. Thảo luận với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng thêm vitamin và khoáng chất trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ vì một số vitamin nếu dùng ở liều cao có thể có hại.
4. Tại sao bổ sung Acid folic lại đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang bầu?
Những phụ nữ mang bầu nếu không nhận được đủ lượng axit folic trong thai kỳ sẽ có nhiều khả năng em bé trong bụng gặp những vấn đề nghiêm trọng về của não hoặc dây cột sống.
Vì thế, các chị em nên bổ sung acid folic trước khi mang thai bởi các vấn đề não bộ và dây cột sống của bé thường phát triển rất sớm trong thai kỳ (chỉ khoảng 3-4 tuần sau khi thụ thai).
Phụ nữ mang thai cần khoảng 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Bạn có thể dùng thuốc vitamin theo chỉ dẫn hoặc ăn nhiều rau lá xanh màu và các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ như dưa đỏ, cam, chuối kết hợp cùng uống sữa, ăn ngũ cốc và nội tạng động vật như gan gà.
5. Trọng lượng khi mang thai, có quan trọng?
Nếu bạn đang thừa cân, nguy cơ bạn sẽ bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao trong thời gian mang bầu cao hơn hẳn những người khác.
Do đó, nếu trước khi bạn mang bầu mà bị thừa cân thì nên sử dụng thời gian trước khi có thai để thực hiện giảm cân nếu thấy cần thiết nhé!
6. Khi mang thai có được tập thể dục không?
Khi mang thai bạn vẫn có thể tập thể dục miễn là những bài tập này hoàn toàn phù hợp bởi vì nó sẽ khiến việc mang thai trở nên nhẹ nhàng và quá trình sinh nở của bạn cũng dễ dàng hơn.
Nhưng nếu bạn tập thể dục quá nhiều, nó có thể làm việc mang thai khó khăn hơn. Và luyện tập quá mức dù chỉ một lần cũng có thể nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu bạn không tập thể dục trước đó thì bắt đầu tập trước khi có thai bằng cách đi bộ mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất cho bạn thời điểm này.
7. Bạn có cần phải thay đổi thói quen của mình không?
Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác có thể gây hại cho em bé của bạn và thậm chí có thể gây ra sẩy thai. Nếu bạn đang có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác, bạn nên tìm tới bác sĩ để được trợ giúp từ bỏ càng nhanh càng tốt.
Cụ thể, hút thuốc có thể gây sẩy thai, xuất huyết, sinh non và nhẹ cân. Nó cũng liên quan đến hội chứng đột tử trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, hút thuốc sẽ khiến trí não của trẻ chậm phát triển.
Uống rượu khi mang thai có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh bao gồm các vấn đề về tâm thần, tăng trưởng chậm, khiếm khuyết khuôn mặt và đầu quá nhỏ. Hiện các bác sĩ vẫn chưa biết uống bao nhiêu lượng rượu mới gây ra hội chứng này vì thế điều quan trọng là tránh uống rượu hoàn toàn khi bạn mang thai.
8. Nhiệt độ có nguy hiểm cho các bà bầu?
Ngâm mình trong một bồn tắm nóng có thể làm tổn thương em bé của bạn nếu bạn đang mang thai ở ba tháng đầu của thai kỳ.
Một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao (do bị sốt, tắm nước nóng hoặc bồn tắm nóng) trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh.
9. Những thứ xung quanh nơi làm việc hay nhà ở có thể gây hại cho các bà bầu không?
Thường thì các bà bầu nên tránh một số mối nguy hiểm bao gồm các bức xạ, kim loại nặng như đồng, chì và thủy ngân, disulfua cacbon, axit và các loại khí gây mê.
Để an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về nơi làm việc của bạn và môi trường gia đình để tìm hiểu xem có bất kỳ nguy hiểm nào không. Nếu bất cứ điều gì có thể gây hại cho bé của bạn trong công việc bạn đang làm, bạn có thể sử dụng quần áo hoặc thiết bị đặc biệt để bảo vệ em bé, thậm chí bạn cần phải di rời một thời gian ngắn trước và trong khi mang thai.
10. Thế còn việc dùng thuốc trong khi mang bầu?
Cả hai loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì thế, bạn buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không cần toa nào nhé!
Nếu bạn cần phải uống thuốc thường xuyên vì các vấn đề sức khỏe (như bệnh suyễn, động kinh, các vấn đề tuyến giáp hoặc đau nửa đầu) nói chuyện với bác sĩ về cách chữa trị của bạn và giảm bất kỳ rủi ro nào có thể tác động tới em bé trong quá trình mang thai.
11. Những xét nghiệm có thể cần phải thực hiện trước khi có bầu?
Bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn đang có vấn đề nào đó mà gây hại cho bạn hoặc em bé trong khi mang thai không. Nhiều bệnh tật có thể được điều trị trước khi mang thai để giúp ngăn ngừa các vấn đề cho bạn và em bé sau này.
Chẳng hạn như bệnh sở Rubella. Nếu bạn không biết chắc liệu đã được tiêm chủng ngừa chống nó chưa thì một xét nghiệm máu có thể tìm ra câu trả lời. Bệnh rubella trong khi bạn đang mang thai có thể rất có hại cho em bé. Do đó, bạn nên được tiêm chủng ngừa rubella trước khi mang thai.
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) cũng nên được thăm khám và chẩn đoán, điều trị trước khi mang thai vì bệnh lậu, mấn chlamydia, giang mai và AIDS có thể làm cho bạn khó khăn để thụ thai hoặc gây hại cho bạn hoặc con bạn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào nguy cơ bị các vấn đề bệnh tật khác của bạn chẳng hạn như thiếu máu hoặc viêm gan.
12. Nếu bạn có vấn đề sức khỏe?
Bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề với lưu thông máu của bạn có thể cần quan tâm hơn trong thai kỳ. Nó thường dễ dàng hơn để điều trị các vấn đề hoặc kiểm soát chúng trước khi bạn đang mang thai.
13. Em bé liệu có nguy cơ cho các vấn đề di truyền?
Con bạn có thể có nguy cơ cho các vấn đề thuộc về di truyền nhất định. Ví như bệnh xơ nang và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể là một ví dụ về các điều kiện mà em bé mai này có thể được “thừa kế”.
Nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn và tiến hành các xét nghiệm sàng lọc là cần thiết.
ngoc vy đã bình luận
mang thai 6 tuan tuoi sieu am co tui thai, chua co phoi thai li do tai sao?co giu duoc em be khong
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn Siêu âm sớm quá, đến 7-8 tuần mới có tim thai bạn nhé (áp dụng cho người có vòng kinh 28 ngày). Nên để 8 tuần mới siêu âm lại.