Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Người Việt chưa ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng

Tính đến năm 2000, Việt Nam có trên 90% người lớn và trẻ em có các bệnh quanh răng, nha chu và trên 60% có vấn đề về bệnh sâu răng. Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên quan giữa bệnh răng miệng với bệnh về tim mạch, phổi, thận, khớp… Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Tử Hùng, Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam xung quanh về các nguy cơ do sâu răng.

Ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng của người dân còn thấp

Thưa Giáo sư, xin Giáo sư cho biết các nghiên cứu gần đây của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam về tình trạng sức khoẻ răng miệng của người Việt hiện nay?

Nước ta là một trong những nước có tỉ lệ mắc bệnh răng miệng thuộc loại cao nhất thế giới. Tính đến năm 2000, chúng ta có trên 90% người lớn và trẻ em có các bệnh quanh răng, nha chu và trên 60% có vấn đề về bệnh sâu răng. Ngoài ra những bệnh về hệ thống nhai, bệnh bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch cũng đang đặt ra rất nhiều những nhiệm vụ lớn đối với ngành y tế.
Vậy, thưa Giáo sư, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Trước nhất phải kể đển nguyên nhân chủ quan. Ý thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe răng miệng trong người dân còn thấp. Thông thường những người tìm đến chúng tôi là những người đã có bệnh chứ ít khi đến để được chăm sóc và tư vấn nhằm không để xảy ra bệnh.

Thứ hai là một số nguyên nhân khách quan. Các chi phí cho điều trị răng miệng khá tốn kém so với điều kiện thu nhập của người dân. Cũng vì lí do kinh tế mà việc cung cấp chất dinh dưỡng và các thói quen có lợi cho răng miệng không được quan tâm đầy đủ. Bên cạnh đó có sự liên quan giữa hoàn cảnh địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta với tỉ lệ mắc bệnh sâu răng và nha chu cao trong người dân.

Đau răng là bệnh thông thường – quan niệm lỗi thời

Người Việt chúng ta quan niệm đau răng là bệnh thông thường, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và hậu quả chỉ giới hạn trong phạm vi miệng. Xin Giáo sư cho biết quan niệm đó đúng hay sai theo góc nhìn khoa học?

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi miệng là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của cơ thể. Bệnh về răng miệng cũng đồng thời là mối đe doạ đối toàn cơ thể. Ngày nay khoa học chứng minh được rằng có sự liên hệ giữa bệnh nha chu (thể nặng của viêm nướu – với các biểu hiện nướu sưng đỏ, đau, chảy máu răng, có mủ giữa răng và nướu…) ở phụ nữ có thai và hiện tượng sinh con nhẹ cân, đẻ non. Người ta cũng chứng minh được mối liên quan giữa bệnh răng miệng với bệnh về tim mạch, phổi, thận, khớp…

Về vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhỏ, nhiều bậc phụ huynh cho rằng không cần điều trị răng sữa vì trước sau gì chúng cũng rụng đi, xin Giáo sư đưa ra nhận định về vấn đề này?

Nghĩ như vậy là sai. Con người chúng ta có 2 loạt răng: loạt răng sữa và loạt răng vĩnh viễn. Đối với trẻ nhỏ thì loạt răng sữa đảm nhiệm chức năng cho việc ăn uống, học nói, học hát…Tất nhiên trẻ có hàm răng sữa lành mạnh thì sẽ xinh xắn, tự tin hơn trước bạn bè và cô giáo so với trẻ có răng bị sâu hoặc nhổ sớm. Quan trọng hơn, răng sữa lành mạnh quyết định cho răng vĩnh viễn phát triển lành mạnh, ngay ngắn. Vì thế bố mẹ, ông bà của các cháu phải chú ý giúp cháu chăm sóc cho răng sữa đừng bị sâu. Và nếu có bị sâu thì phải đưa đứa bé đi chữa trị kịp thời.

Dự phòng cá nhân mang tính chất quyết định

Xin Giáo sư cho biết những biện pháp thiết thực để giúp các bậc phụ huynh giáo dục và chăm sóc răng miệng cho trẻ?

Trước hết, bố mẹ phải làm gương bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn. Bố mẹ cũng nên cùng đưa trẻ đi khám răng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường và cũng để các cháu làm quen với bác sỹ nha khoa, đừng để cho mỗi lần đến với bác sỹ nha khoa là mỗi lần các cháu sợ. (cười)

Các bậc phụ huynh phải giáo dục các cháu cách tự chăm sóc răng miệng từ nhỏ để có được sức khỏe răng miệng tốt sau này. Các bệnh khác khác ta có thể dự phòng bằng nhiều cách chẳng hạn như chích ngừa, uống thuốc…nhưng bệnh về răng miệng thì dự phòng cá nhân mang tính chất quyết định.

Meyeucon.org - 19/10/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh răng miệng ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Điều trị răng miệng ở trẻ em
  • Những điều cần biết về chứng loét miệng ở các bé
  • Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà?
  • Giúp trẻ có hàm răng sạch và chắc khỏe
  • Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn