Khi bé đã bắt đầu biết đi, bé muốn khám phá mọi thứ xung quanh bằng khả năng của bản thân. Bé phát triển khả năng ngôn ngữ, xã hội, vận dụng trí óc và các bước đi cũng linh hoạt hơn.
Bài tập thể dục như thế nào sẽ phù hợp với bé, giúp cho bé học cách kiểm soát bản thân, trở nên mạnh mẽ hơn và giúp cho bé ít mắc bệnh hơn?
10 bài tập dưới đây (dành cho bé 1 – 3 tuổi) sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng và luôn khỏe mạnh. Thay đổi bài tập từ 20 đến 30 giây sẽ giúp cho bé thích thú và tập trung hơn, đồng thời còn giảm nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức do tập một cách thái quá. Bé cũng rất nhạy cảm với âm nhạc, hãy tạo cho bé có thói quen nghe nhạc. Âm nhạc sẽ giúp bé phát triển tốt hơn kỹ năng phối hợp giữa động tác với nhịp điệu.
Bài tập 1: Động tác lưng
Các bài tập tập trung phát triển lưng và cơ bụng của bé.
– Để cho bé nằm giữa 2 chân của bạn, như trong hình 1. Cho bé nắm lấy ngón tay cái của bạn, đồng thời dùng tay của bạn để tạo lực cho cổ tay và cánh tay của bé.
– Từ từ kéo bé ngồi lên (để cho bé sử dụng lực của tay và cơ bụng càng nhiều càng tốt) như trong hình 2.
– Từ từ để bé nằm lại xuống sàn.
Lặp lại động tác 5 lần.
Chú ý: Đầu của bé phải thẳng với cột sống và không được treo ngược
Bài tập 2: Động tác chạm và ôm
Giúp chân, vai, lưng trên và tay của bé khỏe, tăng khả năng linh hoạt và giúp cho cơ thể tiếp xúc và gần gũi hơn.
– Ví trí ngồi của bé giống như hình 1, để lưng của bé dựa vào bạn. Cầm mắt cá chân phải và tay trái của bé, từ từ đưa bàn chân và tay chạm vào với nhau như trong hình 2 ( không để chân tác dụng lực lên ).
– Dãn căng chân phải và tay trái ( đưa lên cao ). Lặp lại 3 đến 5 lần.
– Đổi tay và chân khác.
Lặp lại động tác 3 đến 5 lần.
– Giữ cổ tay và tay của bé, vòng tay qua ôm ngực.
– Từ từ căng tay của bé sang 2 bên đưa lên qua đầu. Lặp lại động tác 3 đến 5 lần.
Bài tập 3: Động tác ngồi xổm
Tăng sức mạnh cho toàn bộ chân, đặc biệt là các cơ ( cơ đùi đằng trước ) và đầu gối.
– Bạn và bé đứng theo tư thế như trong hình 1: chân của bạn ngang bằng vai, đầu mũi chân hướng ra ngoài, tay chống ngang hông.
– Hạ thấp đầu gối, hạ thấp mông và hông xuống sàn. Đẩy mông ra đằng sau như tư thế ngồi xổm, như trong hình 2.
Đừng cố gắng ngồi xổm thẳng hoặc đặt mông thấp hơn với đầu gối. Nếu có thể hãy đặt tay lên sàn ở phía trước bạn.
– Đứng dậy và lặp lại 8 lần.
Bài tập 4: Nâng hông
Giúp cho cơ sau khỏe và tăng khả năng linh hoạt
– Đặt lưng bé xuống sàn, khuỷu tay và bàn chân chạm xuống sàn. Vòng tay bạn qua thắt lưng của bé, giữ lưng sau của bé ( xem hình 1 ).
– Giúp cho bé nâng cơ thể lên 5 cm so với sàn nhà, khuyến khích bé sử dụng lực của chân và mông (như hình 2 và 3).
Giữ tư thế 2 đến 3 giây.
– Hạ thấp bé xuống sàn, giữ cho đầu gối cong.
Bài tập 5: Cuộn người
Giúp cơ bụng khỏe hơn
– Ngồi đối diện với bé, chân của bạn vòng qua (hoặc đầu gối cong và bàn chân đặt lên sàn nhà). Cho bé ngồi, đầu gối cong và bàn chân phẳng. Bé có thể vòng tay qua hoặc giữ chúng thẳng hướng về phí bạn. Giữ mắt cá chân của bé (không phải bàn chân) để đầu gối cong và bàn chân vẫn phẳng ở trên sàn.
– Cúi dần từ cằm và ngực xuống, từ từ cuộn tròn xuống dưới sàn, đếm đến 4.
– Kéo người lên quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5 đến 8 lần.
Chú ý: không bao giờ để bé tập động tác này trong tư thế thẳng lưng, như thế sẽ làm phần lưng dưới bị căng gây đau hoặc bị thương. Hãy đảm bảo rằng trong quá trình cuộn xuống, hơi thở của bé phải thật đều đặn.
Bài tập 6: Động tác cúi đầu
Tăng khả năng linh hoạt cho lưng dưới và cơ bụng.
– Ngồi bên cạnh hoặc ngồi đối diện với bé. Đặt lòng bàn chân chạm vào nhau, thả lỏng chân, tay cầm lấy hai đầu bàn chân.
– Cúi người xuống và từ từ cuộn người về phía chân.
– Từ từ cuộn người lên ( đầu cuộn lên sau cùng ) trở về vị trí ban đầu.
Lặp lại 10 lần ( hoặc hơn, nếu bé của bạn cảm thấy dễ chịu ).
Bài tập 7: Động tác tung bóng
Tăng khả năng tập trung, phối hợp mắt và tay
– Ngồi gần đối diện với bé. Cầm một quả bóng to, nhẹ ở phía trước. Tung quả bóng về phía bé. Để bé tung hoặc ném lại quả bóng về phía bạn. Lặp lại động tác 8 đến 10 lần đến khi nào bé không còn cảm thấy hứng thú nữa.
– Bạn đứng lên còn bé vẫn ngồi. Ném quả bóng về phía bé. Để bé ném lại về phía bạn theo bất kì cách nào mà bé có thể làm được.
Lặp lại động tác 8 đến 10 lần.
Bài tập 8: Động tác ngồi uốn
Động tác này giống như động tác ngồi xổm nhưng tay lại được giữ ở hông, giúp tăng sức mạnh cho toàn bộ chân, đặc biệt là các cơ đùi và đầu gối.
– Ngối bên cạnh hoặc đối diện với bé. Mở chân rộng bằng vai, ngón chân hướng ra ngoài. Để tay lên hông.
– Khuỵu đầu gối xuống, đẩy mông ra đằng sau. Đẩy thân trên về phía trước, bụng ở trên đùi. Đồng thời giữ gót chân trên sàn, phân bố đều lực của cơ thể lên bàn chân. Đừng cố gắng ngồi thẳng, để mông thấp hơn phía sau của đầu gối.
– Tập trung vào các cơ ở chân, đầy về vị trí ban đầu, thả lỏng đầu gối khi bạn về vị trí lúc đầu. Không được đột ngột trở về vị trí ban đầu bằng cách đẩy đầu gối ra phía sau.
Lặp lại 4 đến 8 lần.
Bài tập 9: Động tác trò chơi
Chú ý phải tập động tác này trên sàn gỗ cứng, thảm, thảm tập hoặc cỏ. Không được tập trên vải lót nền và sàn xi măng.
– Đứng cạnh bé và trong tư thế ngồi xổm, đặt tay ở trên sàn trước mặt bạn.
– Bật người lên thật nhanh ( sử dụng chân ), bật cao mức có thể. Thẳng người. Khuỵu đầu gối xuống, quay trở về tư thế ngồi xổm.
Lặp lại 4 đến 8 lần
Bài tập 10: Động tác chạm ngón chân
Giúp cho cơ bụng khỏe, khả năng phối hợp giữa chân và lưng dưới.
– Ngồi gần, để chân ở đằng trước. Dùng 2 tay để giữ 1 chân.
– Đưa ngón chân lên chạm mũi ( không làm ngược lại ). Sau đó để chân về vị trí ban đầu. Lặp lại 5 đến 10 lần.
– Đổi chân và lặp lại động tác trên.
Những bài tập mà bạn tập với bé sẽ phát triển các kỹ năng, giúp cho bé ngày càng độc lập hơn. Mỗi năm khi bé lớn hơn, bạn lại có cơ hội khám phá thêm khả năng của bé. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tạo được thói quen giữ gìn sức khỏe thật tốt để có cuộc sống khỏe mạnh sau này.
Chúc các bạn thành công.