Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Không sử dụng thuốc loperamid cho trẻ dưới 6 tuổi

Loperamid (loperamid hydrochlorid), là một loại thuốc được các bác sĩ kê để trị tiêu chảy. Bên cạnh tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân.

Do thuốc có tác dụng để chữa triệu chứng trong các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân, không có biến chứng ở người lớn và một số tình trạng tiêu chảy mạn tính. Trong đó thuốc được chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm với thuốc hoặc khi cần tránh ức chế nhu động ruột, khi có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, hội chứng lỵ hoặc khi bụng trướng. Thận trọng dùng đối với các trường hợp giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng. Khi được các bác sĩ kê thì người sử dụng cần theo dõi nhu động ruột, lượng phân, nhiệt độ cơ thể, bụng trướng… và hãy ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ (2 ngày) điều trị.

Khi điều trị tiêu chảy cấp thì biện pháp hàng đầu là dự phòng hoặc điều trị tình trạng mất nước và điện giải. Thuốc không có vai trò thay thế liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống. Đặc biệt trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Thuốc có tác dụng phụ như táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn. Ít gặp hơn là trướng bụng, nhức đầu, chóng mặt và hiếm gặp là dị ứng, tắc ruột do liệt ruột…

Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi), thuốc có tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê… Vì vậy, để an toàn trong sử dụng, loperamid được khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi mà chỉ được dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Dược sĩ Trần Thuý Mỵ

Meyeucon.org - 27/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thuốc và sức khỏe , Thuốc và sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Ngộ độc Paracetamol, lưu ý đối với thai phụ và trẻ em
  • Flucina – Xin chớ lạm dụng!
  • Không dùng thuốc co mạch chữa ngạt mũi cho trẻ nhỏ
  • Bẻ nhỏ thuốc ra uống: lợi hay hại?
  • Những viên thuốc đáng sợ

Bình luận

  1. y long kbuor đã bình luận

    06/03/2012 at 9:00 chiều

    dùng thuốc để điều trị mụn tốt nhất
    dùng kháng sinh liều cao có tác dụng gì không?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn