Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khó khắc phục biếng ăn do tâm lý

Mỗi lần cho con uống sữa, chị Thủy (Phương Mai, Hà Nội) đều phải bế ngang, ghì chặt con. Sữa đổ vào, bé khóc ầng ậc nhưng rồi vẫn nuốt… “Lúc đầu sốt ruột lắm nhưng nếu cho ăn bình thường, thì cả tiếng đồng hồ cũng không hết được 100ml sữa”, chị Thủy nói.

Và chính vì quá biếng ăn, nên đến giờ, đã được 1 năm 20 ngày tuổi, bé Thảo Vy cũng chỉ nặng 7,2kg, kém các bạn cùng trang lứa tới 2kg.

Nặng nề nhất là biếng ăn tâm lý

Tại bệnh viện và các phòng khám, ngoài các bệnh do nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, trẻ biếng ăn đến khám là một vấn đề nổi cộm.

“Ngoài nguyên nhân do tình trạng nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy… dẫn đến ức chế các enzym tiêu hóa), thiếu vi chất (các yếu tố tham gia hình thành các men tiêu hóa trong quá trình chuyển hóa, hấp thu thức ăn), do thức ăn không hợp khẩu vị, do tình trạng nhiễm giun sán… thì việc ép trẻ ăn là một nguyên nhân nổi cộm dẫn đến biếng ăn”, BS chuyên khoa II Nhi Trần Thị Nga, Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi TƯ, cho biết.

Cùng quan điểm này, BS Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng biếng ăn của trẻ và rất khó khắc phục.

Ở những bé lười ăn, ăn ít, cha mẹ thường nghĩ là phải ép ăn, ép đến mức “nhồi nhét”. Ví như có bệnh nhi đến khám, mẹ “khai” ngày cho con uống 3 cốc sữa công thức đặc, 3 bát bột nhưng bữa nào cũng như là 1 cuộc chiến với khóc lóc, quát tháo rồi giữ chặt trẻ đổ đồ ăn, lặp đi lặp lại điệp khúc khóc – nuốt – khóc…

Theo bác sĩ Hải, chính vì không khí bữa ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo khiến trẻ cứ thấy bưng ra cái gì là đã khóc, bịt miệng… Người ta ước tỉnh chỉ khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng đến 2 – 3 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 30 – 40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra (không khí bữa ăn, ăn các món ăn không phù hợp tuổi).

Nếu biếng ăn là do các nguyên nhân thể trạng thì việc điều trị không quá khó nhưng nếu là nguyên nhân tâm lý, bé sợ ăn vì bị ép buộc thô bạo… thì rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người mẹ.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ và những điều cần biết!

Không thuốc nào tốt bằng làm đúng cách và kiên nhẫn

Theo BS Nga, với những trẻ được xác định lười ăn do nguyên nhân tâm lý (thậm chí cả với những trẻ bệnh lý và được điều trị) thì một môi trường ganh đua cho trẻ sẽ kích thích trẻ ăn rất tốt.

“Thay vì gò ép trẻ ăn thì nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình và cho trẻ bát, thìa để kích thích bé. Khi đó, dù có thể bé hơi phá nhưng ăn uống dễ dàng hơn. Hoặc có thể cho trẻ ăn cùng bạn và kích thích trẻ ăn bằng cách cổ vũ bạn này, khen bạn kia ăn giỏi như sư tử, há mồm to hơn cá sấu… Tất cả những chi tiết rất nhỏ nhặt ấy, thực sự lại là một sự kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ nhai, nuốt nhanh hơn”, BS Nga nói.

Thêm một điểm mà các bậc phụ huynh cần rất lưu ý, không quá nôn nóng trong chữa biếng ăn cho trẻ. BS Nga tâm sự, có bà mẹ đưa con đến chữa biếng ăn và thật thà “khai báo” đã đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ có tiếng… nhưng vẫn không ăn thua.

Thực ra, việc chữa biếng ăn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuyệt đối không nên tạo ngay ra một sự thay đổi quá lớn và không nên uống quá nhiều loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng. Liều thuốc luôn được kê để bổ sung, khắc phục từ từ nhưng nhiều mẹ quá sốt ruột, ngoài các loại thuốc điều trị của bác sĩ vẫn mua các loại được quảng cáo là kích thích ăn ngon để cho con uống, điều này là không cần thiết và sai lầm. Trẻ đã sợ ăn, lại bị ép trong ngày uống vài ba lần thuốc, men kích thích ăn uống thì bé lại càng sợ hơn. Với biếng ăn tâm lý, người mẹ càng phải kiên nhẫn hơn nữa.

Cuối cùng, đừng quên chế biến đồ ăn hợp khẩu vị, độ tuổi với việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nếu muốn giúp trẻ bắt kịp tăng trưởng.

Phát hiện sớm biểu hiện biếng ăn

– Số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi;

– Trẻ hay táo bón và lượng phân ít hơn bình thường;

– Sự phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân, thậm chí giảm cân.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Để biết thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc con cũng như nhưng mẹo hay giúp con hết biếng ăn, tăng cân đều, các mẹ có thể tham khảo.

Meyeucon.org - 23/01/2024
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho trẻ em , Trẻ biếng ăn

Bài viết liên quan

  • Phương pháp trị bé biếng ăn vì quá hiếu động
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn
  • Học bác sĩ phương pháp hay trị trẻ biếng ăn
  • Vì nguyên nhân gì mà trẻ biếng ăn?
  • Đối phó với bé lười ăn rau

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn