Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não

Viêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì bệnh không những gây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân co quắp, mất tri thức… Trong nhóm bệnh viêm não, có hai căn bệnh hay phát tác vào mùa lạnh, đó là bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (thường gọi viêm não mô cầu) và viêm màng não HiB.

Viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết, hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis – một loại vi khuẩn gram âm, ái khí, có 9 nhóm huyết thanh A, B, C, D, X, Y, Z, W135 và 29E. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái. Vi khuẩn có thể tồn tại trong mũi họng bệnh nhân 2 – 10 ngày trước khi phát bệnh, được thải ra ngoài trong 3 – 4 tuần lễ từ khi phát bệnh. Người mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh thải vi khuẩn trong thời gian lâu hơn, có thể tới 2 – 3 tháng hoặc 1 – 2 năm nhưng rất hiếm. Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nước hồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không có không khí đối lưu, nước nhiễm bẩn.

Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn. Tùy quá trình thâm nhập của vi khuẩn mà các tổn thương tương ứng ngày một nặng hơn, từ thể viêm mũi họng nhẹ đến các thể điển hình như nhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc. Vì thế, khi phát hiện có những triệu chứng viêm đường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốt hoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B được ghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vaccin ngừa nhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo, giữ ấm trong mùa lạnh. Riêng nhóm A và C hay gặp ở mùa lạnh đã có vaccin ngừa. Vaccin nhóm A và C được thực hiện cho người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi, 1 liều cơ bản sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.

Viêm màng não do HiB

HiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B, thủ phạm hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều biến chứng nặng nề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, HiB nguy hiểm không kém gì virut HIV, bởi 1/4 số trẻ viêm màng não do HiB bị thương tổn não vĩnh viễn và 1/20 tử vong. Ngoài ra, rất nhiều trẻ bị chứng nghiêm trọng như viêm phổi và các di chứng khác. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ càng phải chích nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ từ 2 -6 tháng tuổi chích 3 liều cơ bản, nhắc lại sau 1 năm, từ 6 – 12 tháng tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại sau 1 năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

ThS. Lê Hưng

Meyeucon.org - 01/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm màng não ở trẻ em , Bệnh viêm não ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Sốt cao, phát ban: Coi chừng biến chứng viêm não
  • TP.HCM: Nhiều loại bệnh ở trẻ em đang gia tăng
  • Nhiều loại bệnh ở trẻ em gia tăng tại TP Hồ Chí Minh và Ðiện Biên
  • Bệnh viêm não “tấn công” trẻ
  • Bùng phát bệnh viêm não, viêm màng não ở trẻ

Bình luận

  1. cho toi hoi viem nao mô câu co chua duoc ko đã bình luận

    17/02/2011 at 3:19 sáng

    cho tôi hỏi viêm não do mô cầu có chữ được ko

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      17/02/2011 at 5:47 sáng

      Bệnh não mô cầu là bệnh truyền nhiễm gây dịch, lây qua hô hấp vào máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc đến màng não gây viêm màng não mủ. Người lành mang trùng rất cao nên khó tránh. Bệnh cảnh diễn ra rất nặng và rầm rộ, nếu đến BV sớm và được điều trị kịp thời, trên cơ sở sức đề kháng sẵn có của người bệnh tốt thì chữa được. Tỉ lệ tử vong 5-15%. Có vaccin tiêm phòng chỉ cho trẻ trên 18 tháng tuổi, có tác dụng 3 năm, tiêm khi trong vùng có dịch. Phòng bệnh cho trẻ em dưới 18 tháng rất khó, tốt nhất không nên để người khác hôn hít trẻ, cha mẹ nên rửa tay xà-phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn khi đi làm về trước khi bế trẻ.

      Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      17/02/2011 at 6:00 sáng

      Bệnh não mô cầu là bệnh truyền nhiễm gây dịch, lây qua hô hấp vào máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc đến màng não gây viêm màng não mủ. Người lành mang trùng rất cao nên khó tránh. Bệnh cảnh diễn ra rất nặng và rầm rộ, nếu đến BV sớm và được điều trị kịp thời, trên cơ sở sức đề kháng sẵn có của người bệnh tốt thì chữa được. Tỉ lệ tử vong 5-15%. Có vaccin tiêm phòng chỉ cho trẻ trên 18 tháng tuổi, có tác dụng 3 năm, tiêm khi trong vùng có dịch. Phòng bệnh cho trẻ em dưới 18 tháng rất khó, tốt nhất không nên để người khác hôn hít trẻ, cha mẹ người thân nên rửa tay xà-phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn khi đi làm về, trước khi bế trẻ.

      Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      17/02/2011 at 7:00 sáng

      Bệnh viêm não mô cầu có thể chữa được nếu đến BV sớm, điều trị kịp thời và sức đề kháng của người bệnh khá. Tỉ lệ tử vong 5-15%. Có nhiều người lành mang trùng vì vậy khó tránh. Người lớn không nên hôn hít trẻ nhỏ, cha mẹ người thân nên súc miệng nước sát khuẩn, rửa tay xà-phòng mỗi khi đi làm, đi chợ, ở ngoài đường về trước khi bế trẻ. Chỉ có vaccin cho trẻ trên 18 tháng, có tác dụng 3 năm, tiêm cho vùng đang có dịch.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn