Những viêm nhiễm phụ khoa tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ khiến nhiều phụ nữ mất cơ hội làm mẹ do sẩy thai liên tiếp.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, cho biết tình trạng sẩy thai liên tiếp chiếm tỷ lệ không nhiều. Nhưng điều đáng lo ngại là tỷ lệ này đang có xu hướng tăng và việc xác định nguyên nhân để trị bệnh tận gốc không hề đơn giản.
Nhiều lần làm mẹ … hụt
Lấy chồng bốn năm nhưng có đến ba lần chị H. bị sẩy thai. Cưới được ba tháng, chị có tin vui nhưng chỉ được 16 tuần thì vỡ ối, đến bệnh viện không kịp. 6 tháng sau, chị tiếp tục mang thai. Lần này gia đình không cho H. làm việc, đi lại cũng phải rón rén, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cái thai cũng chỉ giữ được đến tuần 24. Đau đớn, buồn bã, vợ chồng chị quyết định đi khám để tìm nguyên nhân. Kết quả thăm khám và xét nghiệm cho thấy chức năng sinh sản của cả hai vợ chồng đều bình thường, chỉ có điều cổ tử cung của chị H. hơi thấp nên đã được bác sĩ khâu vòng cổ tử cung. Lần mang thai thứ ba, gia đình đưa thẳng chị H. lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội an dưỡng và được bác sĩ theo dõi ngay từ những ngày đầu thụ thai, nhưng cũng chỉ giữ được đến 30 tuần thì vỡ ối. Bác sĩ cố mổ sinh non với hy vọng cứu được em bé nhưng thất bại.
Nên khám sức khỏe trước khi mang thai
Tiến sĩ Đức cảnh báo, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sẩy thai liên tiếp ở phụ nữ. Hay gặp nhất vẫn là phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng lại không được điều trị triệt để khiến tử cung bị nhiễm khuẩn, trứng không thể làm tổ được. Hoặc người mẹ bị nhiễm khuẩn toàn thân nặng (do bị rubella) khi mang thai, lây nhiễm cho bào thai và bị sẩy.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là người mẹ mắc các bệnh lý như dị dạng tử cung (tử cung một sừng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn nên không thể chứa được thai nhi), bị bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, lạc nội mạc tử cung khiến thai bị sẩy. Hoặc có thể do nội tiết, người mẹ không sản xuất đủ progesterone nuôi dưỡng thai. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân từ người chồng như cấu trúc, hình thái tinh trùng bị dị dạng, đầu bé khiến thai khó giữ.
Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi lập gia đình, chị em nên đi khám sức khỏe để được chẩn đoán và theo dõi ngay trước khi có thai. Đối với những phụ nữ đã có tiền sử sẩy thai, nên tránh lao động nặng, tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cần thoải mái về mặt tinh thần, không nên buồn chán hay tạo áp lực tâm lý. Thời gian tối thiểu để mang thai lại sau sẩy thai là 6 tháng để cơ quan sinh sản hồi phục. Đây cũng chính là thời điểm để người mẹ đi kiểm tra sâu để có những tư vấn chính xác và kịp thời nhất, tìm ra nguyên nhân sẩy thai.
Nguyen thuc my đã bình luận
Thua bac sy em lay chong duoc 4 nam ma chua co con di kham thi bs cho biet em bi hai buon trung dang da nang . Chong em thi luong tinh trung chi dat duoc 40trieu tren 70trieu . Va bs da cho 2 vo chong uong thuoc kich thich trung va tinh trung . Va trung rung dung ngay , em da tre kinh 18 ngay va thu que thi vach thu hai rat mo . Ma em chi co tinh trang buon non vao may ngay dau con bay gio thi ko nhung rat them an chua . Ma huyet trang em ra rat nhieu , vao nam ngoai em co mo ruot thua may hom nay em ko hieu sao cho mo cua em no hoi dau , em hay moi lung va co chiu chung di tieu nhieu . Cho em hooi em co o trong tinh trang doa say thai ko