Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Coi chừng suy tuyến giáp

Theo TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, suy tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm do bệnh có những biểu hiện giống với triệu chứng “nghén” nên dễ bị các thai phụ bỏ qua. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều trường hợp phát hiện bệnh đã ở thể mãn tính, phải “chung sống” với thuốc suốt đời.

Rất quan trọng ở đầu thai kỳ

Trường hợp chị Phạm Thanh M. (33 tuổi, ngụ Hà Nội) là một điển hình. Lần đầu tiên mang thai, chị M. mệt mỏi triền miên, khó ăn, khó ngủ… Cứ ngỡ đó là những dấu hiệu của thai nghén nên chị M. cố gắng tẩm bổ để có sức nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Đến khi thai được 17 tuần, chị M. bất ngờ bị ra máu, đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết thai đã không giữ được.

Theo giới chuyên môn, tuyến giáp là tuyến quan trọng, nằm ở trước cổ, có vai trò điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hạnh, Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết tuyến giáp có liên quan mật thiết đến quá trình sinh sản của con người.

Ở phụ nữ bị suy tuyến giáp, khả năng có thai là rất kém và dễ sẩy thai. Với phụ nữ đang mang thai, nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì có thể bị các biến chứng thiếu máu, đau yếu cơ, chậm chạp, táo bón. Còn với thai nhi thì thường là bị sẩy, thai chết lưu, sinh non nhẹ cân…

Theo lý giải của bác sĩ Hạnh thì khi có thai, cơ thể sẽ tăng sự dung nạp i-ốt để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Vì thế, khi lượng i-ốt trong thức ăn hằng ngày không đủ thì thai phụ dễ bị suy tuyến giáp. Khi người mẹ bị suy tuyến giáp thì con cũng sẽ bị bệnh này.

Mẹ mắc bệnh, con ít thông minh

Nhiều thống kê cho thấy những trẻ có mẹ bị suy tuyến giáp mà không được điều trị trong khi mang thai sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn rất nhiều so với các bé mà mẹ có chức năng tuyến giáp bình thường khi mang thai. VN nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.

Các bác sĩ khuyến cáo khi có ý định mang thai, các chị nên đi kiểm tra bệnh lý tuyến giáp bởi đây là một bệnh có triệu chứng kín đáo và khó nhận biết. Với những phụ nữ đã mắc bệnh và đang điều trị suy tuyến giáp thì cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết và sản khoa theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm hoóc-môn tuyến giáp khi biết có thai. Các xét nghiệm này phải được thực hiện hằng tháng trong suốt thời kỳ thai nghén.

Ai cần được sàng lọc bệnh tuyến giáp?

Theo các chuyên gia y tế, những người sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp: Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước (như basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…); có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp; trường hợp bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; người có tiền sử sản khoa xấu như sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con bị dị tật bẩm sinh… Người bệnh đái tháo đường tuýp 1; có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, luput…

Meyeucon.org - 10/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Chè vằng: Lợi với bà đẻ, hại cho mẹ bầu???
  • 6 điều mẹ cần lưu ý khi mang thai trong mùa đông!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn