Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Flucina – Xin chớ lạm dụng!

Flucina có rất nhiều tên như: flucin, flucinol, flucivina, flucort, fluocin, fluocinolon, fluonid, flucin… Đây là loại thuốc corticoid dùng bôi tại chỗ. Thuốc dùng ngoài da để điều trị các bệnh Eczema (eczema tiết bã, hình đĩa, dị ứng), viêm da (viêm da dị ứng, tiếp xúc, viêm da thần kinh), vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng), liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa.

Một số chế phẩm còn phối hợp với kháng sinh như neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da. Khi sử dụng thuốc này phải có đơn của bác sĩ, nhưng trên thực tế rất nhiều người tự ý mua về dùng dẫn tới lạm dụng thuốc. Bất cứ bệnh ngoài da nào cũng mang ra dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu dùng không đúng, lạm dụng trẻ em dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc (dễ bị suy giảm trục tuyến yên – dưới đồi – thượng thận như chậm lớn, không tăng cân và dễ bị hội chứng Cushing hơn người lớn. Đây cũng là tác dụng không mong muốn chung của các corticoid). Vì thế cần hạn chế dùng cho trẻ em. Khi dùng giữ ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị.

Đối với người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut như bị herpes, thủy đậu… và hăm da (ở trẻ em) không được dùng thuốc này. Khi dùng thuốc trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân. Thuốc cũng có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận ở những người bệnh dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín. Đối với người bị bệnh vẩy nến cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể nặng lên hoặc tạo vẩy nến có mủ. Dùng thuốc cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng. Và hãy ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.
DS. Hoàng Thu

Meyeucon.org - 27/04/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thuốc và sức khỏe , Thuốc và sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Ngộ độc Paracetamol, lưu ý đối với thai phụ và trẻ em
  • Không dùng thuốc co mạch chữa ngạt mũi cho trẻ nhỏ
  • Không sử dụng thuốc loperamid cho trẻ dưới 6 tuổi
  • Bẻ nhỏ thuốc ra uống: lợi hay hại?
  • Những viên thuốc đáng sợ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn