Khảo sát của chính phủ Mỹ cho thấy cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD). Kết quả này tăng nhiều so với cách đây vài năm và các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do ý thức và quá trình sàng lọc ngày càng tốt hơn.
Chứng ADHD khiến trẻ khó tập trung cũng như kiểm soát hành vi bất động. Nó thường được điều trị bằng thuốc hay liệu pháp hành vi, hoặc kết hợp cả 2 cách.
Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 2/3 số trẻ em bị ADHD cần dùng thuốc.
Theo ước tính rút ra từ cuộc khảo sát ngày thứ Tư cho thấy tỉ lệ mắc tăng động giảm chú ý đã tăng lên 22% so với năm 2003. Các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh bang đã phỏng vấn cha mẹ của trẻ từ 4- 17 tuổi.
Trong cuộc khảo sát mới nhất, 9,5% bố mẹ cho biết bác sĩ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho biết con họ bị ADHD. Trong khi nghiên cứu trước đó cho thấy tỉ lệ này chỉ là hơn 8%.
Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 5,4 triệu trẻ em chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý so với hơn 1 triệu trẻ em mắc chứng bệnh này cách đây vài năm. Và một nửa trong số này có bệnh ở dạng nhẹ.
Hiện các nhà khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng về lý do tại sao lại có sự gia tăng đáng kể trên. Trưởng nhóm nghiên cứu, Susanna Visser, TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, cho rằng càng có ý thức và những bước tiến trong sàng lọc bệnh chính là lời giải thích cho sự gia tăng trên.
Chuyên gia tâm lý Howard Abikoff, giám đốc Viện Tăng động giảm chú ý,, TT Nghiên cứu Nhi ĐH New York, cho rằng số liệu này là hơi đáng ngờ. Bởi các nghiên cứu khác cho thấy có khoảng 5% trẻ em bị ADHD và không có bất kỳ nguyên nhân sinh học dẫn tới sự gia tăng tỉ lệ.
Abikoff lưu ý nghiên cứu của CDC được dựa trên lời nói của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các bậc cha mẹ, chứ hoàn toàn chưa có 1 đánh giá thực tế nào.
Chẩn đoán ADHD đòi hỏi phải có ý kiến chuyên gia. Không một xét nghiệm máu hay hình ảnh não đồ nào có thể giúp đưa ra nhận định về bệnh. Đôi khi những khuyết tật hay các vấn đề học hành của trẻ có thể khiến giáo viên hay những người khác hiểu lầm là trẻ bị ADHD.