Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nhau thai giúp bé mạnh khỏe

Nhau thai là cơ quan liên kết mẹ và bé – một phần thiết yếu của thai kỳ và được đào thải sau khi bạn sinh con.

Nhau thai được gắn vào tử cung, đảm bảo bé của bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy để luôn khỏe mạnh; đồng thời, nhau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển. Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.

Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế, virus như virus gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ hút thuốc hay uống rượu thì các chất từ rượu và thuốc có thể qua nhau thai, truyền tới con của bạn.

Hình dạng nhau thai

Thời điểm bé sẵn sàng chào đời, nhau thai giống như chiếc đĩa lớn, đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm. Một nhau thai bình thường nặng khoảng 400-600g.

Khi sinh nở

Khi em bé được sinh ra, nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Một số cơn co thắt xuất hiện thêm và giúp việc đào thải nhau thai ra bên ngoài thành công. Cho bé bú sau sinh có thể khuyến khích các cơn co thắt tự nhiên bởi tuyến yên sẽ sản xuất oxytocin.

Nếu các cơn co thắt khó khăn, việc chờ đợi có thể dẫn tới mất máu thì khi đó, bác sĩ có thể gợi ý tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.

Quá trình co bóp đẩy nhau thai có thể mất 10-20 phút nhưng cũng có khi nó kéo dài tới 1 tiếng sau sinh.

Xử lý khi nhau thai không được đào thải

Đôi khi, nhau thai không bị đẩy hoàn toàn ra bên ngoài, tức là một phần của nhau thai vẫn còn trong tử cung (gọi là sót nhau).

Nếu có những dấu hiệu cho thấy nhau thai được giữ lại, trong vòng 30-60 phút sau khi tiêm oxytocin, thai phụ sẽ được chỉ định lấy nhau thai. Tùy từng trường hợp, thai phụ có thể được gây tê, thường là gây tê ngoài màng cứng và nhau thai sẽ được lấy đi bởi bác sĩ chuyên môn.

Meyeucon.org - 04/01/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn