Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sử dụng thuốc hợp lý trong thai kỳ

Theo khuyến cáo của bác sĩ thì thai phụ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp thì việc uống thuốc là điều cần thiết khi thai phụ cần chữa trị một số bệnh nặng, vậy ngoài sự tư vấn của bác sĩ thì dưới đây cũng là những lời khuyên bổ ích cho bạn.


Thuốc giảm đau thông thường

Nếu bị cảm “xoàng”, bạn chỉ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi để bệnh tự khỏi. Chỉ khi nào bị sốt cao hoặc có thêm nhiều triệu chứng khác lạ, lúc ấy bạn có thể sử dụng vài viên thuốc hạ sốt, giảm đau như Ibuprofenb trước khi nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Đặc biệt vào 4 tháng cuối thai kỳ thì aspirin và các loại gel giảm đau chứa NSAIDs (Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs – giảm đam, chống viêm không chứa steroid) là những loại thuốc bạn không nên chạm đến. Các loại thuốc chứa paracetamol có thể dự trữ sẵn trong nhà mà không cần đơn của bác sĩ để giảm đau đầu trong giai đoạn mang thai.

Thuốc dùng cho bệnh mãn tính

Nếu thai phụ có tiền sử bị bệnh tim nặng thì cần biết rằng, trên thế giới khoảng 1% phụ nữ bị bệnh tim nặng từ trước khi có thai đã tử vong khi mang thai do biến cố suy tim – một nguyên nhân thường gặp. Tiếp đến là bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh suy giảm miễn dịch… lúc này bắt buộc thai phụ phải dùng thuốc theo liều lượng cố định. Thuốc này đi qua bánh nhau vào trong thai nhi và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy mọi thứ thuốc được dùng trong thai kỳ đều phải có ý kiến của bác sĩ. Thuốc điều trị bệnh mạn tính như các thuốc chữa động kinh natri valproat, carbamazepin gây biến dạng ở ống thần kinh cho 1-2% thai nhi

Những tác hại nghiêm trọng

  • Với tam cá nguyệt đầu tiên: thuốc có thể cản trở sự hình thành các cơ quan của phôi thai, gây ra các dị tật bẩm sinh. Thuốc dùng trong thời kỳ này có thể làm chậm tốc độ phát triển của thai nhi, làm trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc phá hủy các mô đang phát triển.
  • Với kỳ tam cá nguyệt thứ 2: Thuốc ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh và sự tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế thì đây là giai đoạn dùng thuốc an toàn nhất trong suốt thai kỳ.
  • Với kỳ tam cá nguyệt cuối: thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh đẻ cũng như trên trẻ sơ sinh, ví dụ như các thuốc giảm đau gây nghiện, có thể gây ra rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc có nguy cơ gây quái thai:

  • Một số thuốc chữa bệnh ngoài da cho bà mẹ như thuốc isotretinoin gây dị dạng cho thai nhi ở hệ thần kinh trung ương, tai ngoài và tim.
  • Các thuốc chống đông tụ (như warfarin) gây hội chứng cho thai nhi ở 4-6% trường hợp như dị dạng mặt (xương mũi), giảm sản ở đốt tay chân, vôi hóa xương… Thời gian có nguy cơ: trong khoảng thời gian có thai được 6-9 tuần, có thể đến tuần 12 sau khi bà mẹ mất kinh. Có 2% trường hợp thuốc gây dị dạng ở não khi thai ở quý thứ 2 và/hoặc quý thứ 3.
  • Thuốc chống viêm không steroid: gây thiểu năng thận vĩnh viễn (do gây độc tính cho thận ở thai nhi, gây nguy cơ xuất huyết). Chống chỉ định khi bà mẹ có thai đã 6 tháng.
  • Thuốc kháng lao gây cảm ứng tới men như rifampycin, gây hội chứng băng huyết sớm khi bà mẹ trở dạ và/hay trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ sinh ra vì thiếu hụt vitamin K.
  • Các thuốc chống co giật gây cảm ứng tới men (như phenobarbital, carbamazepin, primidon) gây bất thường cho sự cân bằng photphocalci do thiếu vitamin D.
  • Các thuốc chống co giật, không gây cảm ứng tới men gan (như acid valpric) gây nguy cơ giảm tiểu cầu, giảm tập kết tiểu cầu, fibrinogen và các yếu tố gây đông tụ.
  • Thuốc hướng tâm thần như: an thần kinh (phenothiazin), chống liệt rung (kết hợp với trihexyphenidyl), chống trầm cảm (imipramin), các benzodiazepin.

Hầu hết các loại thuốc trên gây nhiều biến chứng: tim đập nhanh, bí đái, rối loạn hô hấp… Thuốc chẹn beta (như propanolol) gây giảm đường huyết, đôi khi suy tim cấp.

Meyeucon.org - 18/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dị tật bẩm sinh ở thai nhi , Sự phát triển của thai nhi , Thuốc cho phụ nữ mang thai , Uống thuốc khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Không nên ăn ngô khi mang bầu?
  • Bạn đã biết gì về hội chứng Edwards?
  • Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
  • Cách dùng thuốc chữa hen phế quản ở phụ nữ mang thai?
  • Dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn