Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phụ nữ nên sinh nở tuổi nào là đẹp nhất?

Hỏi: Cả hai đứa chúng em năm nay đều 28 tuổi và đã lập gia đình được hơn 1 năm nay. Thế nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, nên chúng em quyết định 2 năm nữa mới sinh em bé. Qua sách báo em được biết là tuổi ưu sinh là tuổi từ 25-28 tuổi là đẹp nhất. Vậy 30 tuổi hoặc ngoài 30 tuổi mới sinh nở thì có gặp khó khăn gì không? Những đứa trẻ được bố mẹ sinh ra ở độ tuổi hơn 30 liệu có khỏe mạnh? Em phân vân quá!


Trả lời: Đúng là độ tuổi của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Có thai sau tuổi 30 và trước tuổi 20 đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Theo nghiên cứu cứu của các nhà khoa học, độ tuổi sinh đẻ cụ thể theo những bậc tuổi sau, sẽ có những ưu và nhược điểm cụ thể:

Sau tuổi 20 và trước tuổi 25

Cơ thể thai phát triển tương đối hoàn thiện, sức khỏe dồi dào, nếu có em bé ở giai đoạn này, bạn cũng sẽ lấy lại được “form” người sau sinh nhanh hơn so với phụ nữ ở độ tuổi khác.

Mặt khác làm mẹ ở độ tuổi này cũng giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bạn cần tích lũy nhiều hơn nữa kinh nghiệm, kiến thức làm mẹ.

Từ 25- 29 tuổi

Đây là giai đoạn đẹp nhất để sinh con, vì ở độ tuổi này, người phụ nữ đã đạt độ chín về tâm, sinh lý, có mong muốn chính đáng cho việc lập gia đình, sinh con.

Bạn cũng đã có một công việc và thu nhập nhất định đảm bảo cho việc chào đời của bé. Tuy nhiên, ở độ tuổi này tỷ lệ sảy thai vẫn là 10%, tỷ lệ nhiễm hội chứng Down là 1/1.250, và 1/476 trường hợp mang bầu có nhiễm sắc thể bất thường.

Tuổi từ 30- 34

Độ tuổi này, khả năng sinh sản bắt đầu giảm, nhưng thay đổi này xảy ra dần dần trong vòng 5 năm đó. Ở độ tuổi này có nhiều trường hợp cần điều trị vô sinh và tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là 25-28%, con số này giảm 6-8 % với những người trên 40 tuổi.

Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với tuổi tác là nguy cơ sẩy thai cũng tăng lên chiếm 11,7%, nguy cơ hội chứng Down là 1/952 và nhiễm sắc thể không bình thường là 1/385. Cần cẩn trọng nếu độ tuổi này bạn mới sinh con đầu. Theo dõi sức khỏe suốt thai kì, ăn uống, tập luyện phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Tuổi từ 35-39

Độ tuổi này chỉ phù hợp để sinh con thứ 2, chứ nếu sinh con thứ nhất ở tuổi này, bạn đã thuộc nhóm mang thai “nguy cơ cao” rồi đó. Theo Giáo sư Benjamin Younger, kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y học Mỹ về sinh sản, sự suy giảm chức năng sinh sản ở độ tuổi này, phần lớn là do buồng trứng của người phụ nữ chuẩn bị vào giai đoạn lão hóa, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó nguy cơ bị huyết áp cao khi mang thai ở độ tuổi này từ 10-20%, bệnh tiểu đường thai nghén cao gấp 2-3 lần so với dưới tuổi 35, tỷ lệ sảy thai, thai lưu và đột biến ở thai nhi cũng tăng cao.

Như vậy, nếu muốn sinh con thứ nhất, không nên sinh sau tuổi 30, để đảm bảo con bạn được phát triển khỏe mạnh, không có bất cứ một đột biến đáng tiếc nào. Con cái là của “trời cho”, không nên vì việc củng cố kinh tế mà bỏ lỡ những cơ hội làm cha, làm mẹ hết sức tuyệt vời.

Meyeucon.org - 19/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường khi mang thai , Dị tật bẩm sinh ở thai nhi , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Xét nghiệm thai kỳ để hạn chế dị tật thai nhi
  • 3% trẻ sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh
  • Tại sao bà bầu cần đo đường huyết?
  • Những nguy cơ có thể khiến thai bất thường
  • Lợi hay hại việc sinh con to?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn