Nước Mỹ được xem là một đất nước điển hình có việc có quá nhiều trẻ em béo phì. Trung tâm Phòng bệnh quốc gia nước này đã thống kê: một trẻ em ở Mỹ ngày nay ăn nhiều hơn trẻ năm 1989 là 150 calo/ngày.
Fast food khiến trẻ dễ bị béo phì
Theo tính toán, cần 3.500 calo để tạo ra 1 pound (0,43 kg thân trọng). Như vậy có nghĩa là cứ 20 ngày, một trẻ em dư ra một số calo đủ để tạo ra 1 pound trọng lượng so với bạn cùng lứa tuổi của chúng năm 1989. Một năm số cân dư là 18 pound.
Có phải trẻ em ngày nay bị béo vì chúng ăn một lượng thực phẩm nhiều hơn trước đây không? Các bậc phụ huynh có buông thả con cái mình hơn để chúng mặc sức ăn thoải mái không ? Điều này cần phân tích cụ thể.
Thực ra, không phải trẻ em ăn nhiều thực phẩm hơn mà chỉ là chúng được cung cấp nhiều calo hơn. Năm 1971, một người đàn ông Mỹ tiêu thụ trung bình 2.450 calo/ngày, đàn bà 1.542 calo/ngày. Nhưng đến năm 2000, đàn ông Mỹ tiêu thụ 2.618 calo/ngày (tăng 7%) đàn bà 1.877 calo/ngày (tăng những 335 calo, nghĩa là 18%). Họ ăn các món khác hẳn người Mỹ 20-30 năm về trước.
1. Người ta đã thêm calo vào các món ăn cũ
Đầu những năm 1970, các nhà sản xuất thực phẩm ra sức tìm kiếm những nguyên liệu rẻ tiền hơn để thay cho đường và họ đã tìm ra sirô có hàm lượng fructoz cao bằng cách thuỷ phân tinh bột ngô (viết tắt là HFCS).
Ngày nay, HFCS trở thành chất ngọt phổ biến để thêm vào hầu như mọi loại thực phẩm chế biến mà không dùng đường tự nhiên nữa. Theo Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi người Mỹ tiêu thụ hàng ngày 82 g chất này, đóng góp vào thực đơn 317calo. HFCS trở thành một thủ phạm tăng calo mà không mấy ai để ý.
2. Chúng ta đã quá quen với fast-food
Nếu nói về khía cạnh kinh tế thì dường như khi thay thế thực phẩm thiên nhiên bằng thực phẩm công nghiệp thì người tiêu dùng được lợi. Họ chỉ bỏ thêm ít tiền lại mua được nhiều năng lượng hơn tính theo calo) và nếu chỉ nói vậy có nghĩa là bữa ăn được nâng cấp. Chẳng hạn một bữa fast-food do tiện lợi đa số người Mỹ ưa dùng thì chỉ việc bỏ thêm một số tiền là 17% sẽ nhận được một suất ăn nhiều hơn đến 73% calo.
Tuy nhiên, mục đích của ngành dinh dưỡng nói chung lại không phải vậy, người ta nhằm vào việc giảm chứ không phải tăng calo cho các bữa ăn. Nếu thực sự thông minh thì các cửa hàng fast-food giảm khối lượng của một khẩu phần xuống để giữ nguyên số calo như trước đây với giá thành hạ hơn nữa.
3. Chúng ta đang nối dây dẫn lương thực của chúng ta với quả bom hẹn giờ.
Một thế hệ trước, các nhà sản xuất thực phẩm khó mà làm ra được những loại sản phẩm bày đầy rẫy trên các quầy siêu thị như bây giờ. Bởi đa số các sản phẩm nướng trong lò đều cần chế biến bằng dầu mà dầu thì ngay ở nhiệt độ phòng đã rỉ ra ngoài bề mặt sản phẩm, vừa dễ bị hỏng vừa làm người ta mất cảm tình.
Song từ những năm 1960, nhờ tiến bộ kỹ thuật, người ta đã thay thế dầu bằng chất béo trans (“trans fat”, tức dầu thực vật lỏng biến tính) mà ngay các tiệm ăn, dù chiên rán để phục vụ tại chỗ (chứ không riêng gì công nghiệp), cũng dùng. Chất béo trans rẻ tiền và hiệu quả. Chúng được sử dụng để sản xuất các loại bim-bim, snach, khoai tây chiên mà trẻ em rất thích cũng như làm chất tạo vị cho bánh ngọt.
Chúng rất thông dụng trong việc nấu nướng của các gia đình làm những món xào và rán vì không có khói bốc ra từ nhà bếp. Hậu quả là chất béo trans làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do vậy, hạn chế con cái bạn nhấm nháp các loại bim-bim và thăm dò trước đừng dẫn chúng vào những tiệm ăn dùng “trans fat” trong những chuyến đi chơi cuối tuần của cả gia đình.
4. Chúng ta uống nhiều calo hơn bao giờ hết
Một nghiên cứu của Trường ĐH Bắc Carolina cho thấy chúng ta tiêu thụ mỗi ngày 450 calo từ các loại đồ uống, gấp đôi so với 30 năm về trước. Nghĩa là mỗi năm riêng đồ uống đã có thể mang lại cho cơ thể chúng ta 23 pound tăng trọng.
Nhiều calo do chính HFCS nói trên đưa vào đồ uống, đặc biệt đối với trẻ em. Nên nhớ, nước ngọt công nghiệp chẳng qua chỉ là nước bổ sung chất tạo vị hoa quả, chất màu và chất ngọt mà thường không hề có nước ép từ hoa quả.
5. Chúng ta không biết mình ăn gì
Càng ngày những nhà sản xuất càng bổ sung các loại chất bảo quản, chất béo, đường và những phụ gia thực phẩm khác vào bữa ăn gia đình của chúng ta. Thông thường họ không hề giải thích, và khách hàng cũng chẳng hề quan tâm khiến tình hình càng trầm trọng hơn khi bạn “nhặt” những sản phẩm chế biến sẵn khi đi siêu thị mua sắm nguyên liệu về nấu.
Ngay cả khi đi ăn hiệu cũng bị nạp thêm vào cơ thể các hoá chất. Trừ phi chúng ta hái quả trực tiếp từ cây, đĩa hoa quả – mà chúng ta tưởng như rất “thiên nhiên” – khó hình dung trong đó chứa những chất gì .