Rất nhiều bà bầu cho biết, khi vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, lúc thai nhi đã to dần lên thì hiện tượng họ gặp nhiều nhất là đau lưng và bị chuột rút.
Tại sao lại bị chuột rút khi mang thai?
Không ai có thể giải thích rõ lý do vì sao bà bầu bị chuột rút ở chân nhiều hơn khi mang thai. Các bác sĩ giải thích, có thể do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể. Hoặc cũng có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút.
Hiện tượng chuột rút bắt đầu xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ hai và có thể sẽ bị nặng nề hơn khi thai nhi ngày một lớn lên. Thỉnh thoảng hiện tượng này xảy ra vào ban ngày, nhưng hầu hết các bà bầu thấy nó xuất hiện vào ban đêm.
Massage chân và ngón chân khi thấy bị chuột rút.
Làm sao để ngăn ngừa chứng chuột rút?
Thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:
- Tránh đứng hoặc ngồi trên đôi chân của bạn trong một thời gian dài.
- Vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.
- Xoa bóp mắt cá chân của bạn và ngón chân khi ngồi, khi ăn hoặc xem tivi.
- Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
- Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
- Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.
- Thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.
- Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thêm vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.
Bạn có thể đã biết, chuột rút ở chân là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu canxi và cần bổ sung nhiều hơn. Mặc dù vậy, việc uống thêm canxi chưa chắc đã khiến ngăn ngừa được chứng chuột rút.
Khi bị chuột rút phải làm sao?
Nếu bị chuột rút, ngay lập tức bạn nên căng cơ bắp chân của mình: căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uống cong ngón chân của bạn. Lúc đầu có thể hơi đau nhưng nó sẽ làm giảm bớt các cơn đau co thắt và dần dần sẽ không còn bị chuột rút.
Bạn có thể thử bằng cách xoa bóp các cơ hoặc chườm nóng bằng một chiếc khăn ấm. Đi bộ nhẹ nhàng vài phút cũng có thể làm cơn chuột rút mất đi nhanh chóng.
Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn?
Nếu đã thực hiện các cách trên mà bạn vẫn thấy đau hoặc cơn đau kéo dài hơn, xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bạn nên gọi bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của máu tụ, bạn cần yêu cầu bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu hiếm gặp nhưng những người mang thai thường có nguy cơ gặp phải rất cao.
PinhPinh đã bình luận
Cảm ơn b vì bài viết rất hữu ích!
M cũng đang bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì, mà không hiểu sao chứng chuột rút ngày càng nặng thêm, m đi khám bs nói uống canxi vào, m đã uống hết cả 1 lọ canxi nhưng chẳng tiến triển gì, ban ngày m cũng hay đi lại, vận động lắm chứ không thuộc dạng lười ì ạch đâu, ấy thế mà chẳng tiến triển gì. M cũng có tham khảo online và thực hiện theo một số phương pháp trên nhưng ko những ko hiệu quả mà ngày càng nặng thêm. Giwof m lại chuyển sang giai đoạn bị chuột rút cả ban ngày. Hichic!
B có cách nào ko? giúp m với! 🙁
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn vận động quá nhiều thì lại phản tác dụng gây co cơ nhiều hơn. Nên tự mat-xa và ngâm chân nước nóng 2 lần/ ngày trong đó 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chú ý không nên để lạnh chân, nghĩa là không để quạt trực tiếp vào chân. Bạn nên XN máu định lượng Hemoglobin xem có thiếu máu do thiếu sắt không, vào tháng cuối thường thiếu sắt chứ thiếu can-xi ít thôi. Sau 36 tuần không uống can-xi nữa nhé.