Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tìm hiểu xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap (còn gọi là phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp mô của cổ tử cung. Đây là xét nghiệm cần thiết cho tất cả phụ nữ trên 18 tuổi (hoặc trẻ hơn) có quan hệ tình dục. Đây cũng là xét nghiệm quan trọng với phụ nữ trước khi sinh và có thể được tiến hành bởi lần khám thai đầu tiên.

Đối tượng

Xét nghiệm Pap cần thiết cho tất cả phụ nữ mang thai. Xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hoặc những trường hợp có thể dẫn tới ung thư. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện những bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, có thể gây hại cho bào thai như sảy thai hoặc nhiễm trùng khi sinh.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy dịch ở cổ tử cung có chứa tế bào bằng dụng cụ như chiếc bàn chải dài, mỏng hoặc một chiếc thìa nhỏ. Mẫu tế bào này được chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích. Quá trình làm xét nghiệm không đau, có thể hơi khó chịu nhưng trải qua rất nhanh. Một số ít phụ nữ bị chảy một ít máu sau khi làm xét nghiệm.

Bác sĩ cũng có thể dùng đầu tăm bông để lấy dịch âm đạo kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mẫu dịch này cũng được phân tích trong phòng thí nghiệm.

Kết quả

Kết quả xét nghiệm được trả trong vòng 1-2 tuần sau đó, tùy nơi làm xét nghiệm. Nễu xét nghiệm Pap cho thấy có tế bào bất thường, bạn cần tiếp tục được kiểm tra kỹ hơn về cổ tử cung. Một số xét nghiệm sẽ được lặp lại. Nếu các bệnh lây truyền qua đường tình dục được phát hiện, thai phụ sẽ được bác sĩ điều trị để ngăn ngừa biến chứng.

Hỏi đáp về Pap Smear

– Bạn đã từ lâu không làm xét nghiệm Pap smear?

Điều quan trọng là bạn phải làm Pap smear hai năm một lần, vì thế nếu lần cuối bạn làm xét nghiệm đã quá hai năm thì bạn phải lập tức đi làm ngay.

– Bạn chưa hề quan hệ tình dục?

Nếu bạn chưa bao giờ sinh hoạt tình dục, bạn không cần phải làm Pap smear.

– Bạn đã từ lâu không sinh hoạt tình dục?

Nhất thiết là bạn vẫn phải tiếp tục làm Pap smear mỗi hai năm. Mọi phụ nữ đã từng có hoạt động tình dục đều có nguy cơ ung thư cổ tử cung, không chỉ riêng phụ nữ vẫn còn sinh hoạt tình dục.

– Bạn đã cắt bỏ tử cung?

Nếu bạn đã cắt bỏ toàn bộ tử cung , có nghĩa là tử cung và cổ tử cung đã cắt bỏ, bạn là một trong số ít phụ nữ không cần làm Pap smear.

Tuy nhiên, nếu chỉ cắt bỏ một phần và cổ tử cung vẫn còn thì bạn vẫn phải tiếp tục làm Pap smear mỗi hai năm. Bạn cần phải hỏi ý bác sĩ cho chắc chắn.

– Bạn đã mãn kinh?

Một thực tế là khi bạn càng lớn tuổi càng quan trọng để tiếp tục xét nghiệm Pap smears thường . Vì thế, để chắc chắn bạn phải xét nghiệm mỗi hai năm sau khi mãn kinh.

– Bạn có để ý đến những triệu chứng bất thường nào?

Pap smear chỉ kiểm tra những thay đổi ở tế bào cổ tử cung, đó không phải là một xét nghiệm những ung thư của những phần khác trong hệ sinh sản hoặc những vấn đề như đau xương chậu, xuất huyết bất thường hoặc tiết dịch giữa chu kỳ hay sau khi quan hệ tình dục. Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như vậy, hãy kịp thời đi bác sĩ để kiểm tra.

Meyeucon.org - 28/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tầm quan trọng của Omega3 với mẹ bầu
  • Công dụng của củ đậu đối với phụ nữ sau sinh!
  • Những bài tập thể dục thích hợp cho mẹ bầu
  • Tác dụng cực hay của khoai lang đối với bà bầu

Bình luận

  1. Hong ha đã bình luận

    18/06/2013 at 9:17 sáng

    xin hoi , di kiem tra Pap tu cung 3 thang 1 lan duoc khong va co nguy hiem gi khong .
    H moi di chup hinh cho biet co khoi u trong co the hay khong , chup xong roi co phim nhin thay do goi la chup gi . chup 2 lan 1 nam co duoc khong

    Trả lời
  2. Huong đã bình luận

    27/05/2013 at 9:02 sáng

    xin chào các bác sĩ! Tôi có câu hỏi mong các bác sĩ giải dáp giúp : Tôi mới sinh em be đươc 1.5 tháng thì phát hiện vùng kín( môi lớn) xuất hiện các vết sùi. Tôi đi khám phụ khoa tại phòng kham thì đươc biết đó là bệnh sùi mào gà.Trong thời gian sinh Tôi bị sót rau nên phải nạo hút 3 lần lấy lại rau. Bác sĩ tại phòng khám đã đốt diện cho toi nhưng 15 ngay sau Tôi thấy các nốt sùi mới lại xuát hiện tai các vị tri mới gần chỗ đã đốt điện. hiện tại Tôi rất lo lắng, xin hỏi Bác sĩ:
    – trong thời gian bao lâu và căn cứ vào những dấu hiệu nà0, làm xét nghiệm gì để biết em bé có bị nhiễm bệnh từ mẹ không?
    – Bệnh này có thể chữa khỏi không ạ? khả năng sinh con tiếp theo của tôi có khó khăn gì không?

    -Tôi có nen lam HPV test và PAP test đồng thời khi dang bị sùi mào gà không a? nên làm những xét nghiệm này ở đâu và có tốn kém không?
    Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tư vấn của Bác Sĩ!

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn