Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng da, thường xuất hiện quanh mũi, miệng và lỗ tai.

Hơn 90% trường hợp bệnh chốc lở là do khuẩn tụ cầu, các trường hợp còn lại là do khuẩn liên cầu (cùng nguyên nhân của nhiễm khuẩn hầu họng và bệnh ban đỏ).

Nếu là khuẩn tụ cầu, sự nhiễm trùng sẽ gây ra những chỗ giộp đầy mủ. Những chỗ giộp này rất dễ tróc và để lại 1 chỗ trầy da chảy máu và chỗ đó sẽ nhanh chóng hình thành 1 lớp vảy với lớp vỏ màu nâu. Ngược lại, sự nhiễm trùng với khuẩn liên cầu thường không liên quan tới những vết bỏng giộp, nhưng tạo nên lớp vảy những chỗ lở loét hơn và gây đau.

Điều trị

Bệnh chốc lở cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Bác sĩ nhi có thể phải làm xét nghiệm để xác định vi khuẩn nào đang gây ra bệnh. Phải chắc chắn rằng con bạn uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc đã kê, nếu không chứng chốc lở có thể tái trở lại.

Điều quan trọng cần nhớ là: chốc lở dễ lây lan cho tới khi hết nổi ban, hay sau 2 ngày tiêm thuốc kháng sinh và trẻ có dấu hiệu hồi phục. Con bạn nên tránh tiếp xúc gần với những đứa trẻ khác trong thời gian này, và bạn nên tránh chạm vào chỗ nổi chốc. Nếu bạn hoặc thành viên khác trong gia đình chạm vào nó, hãy rửa tay với xà phòng và nước. Cũng hãy giữ đồ lót và khăn tắm của bé riêng biệt với của mọi người.

Sự phòng ngừa

Loại vi khuẩn này gây lở loét trên da. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là giữ cho móng tay của con bạn gọn gàng và sạch sẽ, yêu cầu bé đừng gãi hay làm trầy những chỗ da đó. Khi bé có một vết trầy xước, rửa nước và xà phòng, thoa một ít kem kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ. Cẩn thận không dùng khăn rửa mặt hoặc khăn tắm mà những người bị nhiễm trùng da đã sử dụng.

Khi một số loại vi khuẩn liên cầu gây bệnh chốc lở da, một biến chứng hiếm thấy nhưng nghiêm trọng gọi là glomerulonephritis (viêm tiểu cầu thận) có thể phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp và tiểu máu. Vì vậy, nếu bạn chú ý thấy nước tiểu của trẻ có màu máu hoặc nâu đậm, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nhi khoa để có thể nhận định và kiểm tra các thứ nếu cần thiết.

Meyeucon.org - 25/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm da ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bệnh ngoài da ở trẻ
  • Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè
  • Có nên thường xuyên tắm cho trẻ bằng xà phòng?
  • Nguyên nhân gây chàm ở bé
  • Viêm da bã nhờn ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn