Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cẩn thận với thuốc cảm ho cho trẻ em

Cách đây không lâu, tất cả các nhà thuốc tây ở Mỹ và Úc đã phải “trùm mền” hàng trăm chế phẩm thuốc trị cảm ho dành cho trẻ do bị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) “răn đe” rằng thuốc trị cảm ho có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 2 tuổi.

Theo FDA, việc sử dụng các loại thuốc trị cảm ho dành cho trẻ mang nhiều tác hại hơn là lợi ích nếu dùng thường xuyên, liều cao hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác. Vì vậy, việc hiểu biết những thành phần có trong công thức của các chế phẩm thuốc trị cảm ho và sự nguy hiểm của chúng là một việc vô cùng quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ.

Thuốc trị cảm ho được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, như dạng lỏng, viên nhai, viên nén, miếng đặt trên lưỡi, kẹo ngậm, dịch treo. Nồng độ các hoạt chất chứa trong các dạng bào chế này thường giống nhau. Cái khác nhau là ở cách thức đưa thuốc vào cơ thể. Đừng bao giờ cho trẻ uống viên nén không hòa tan được trong miệng hoặc kẹo ngậm vì có thể gây ngạt thở. Sau đây là những loại phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh thường mua ở các tiệm thuốc tây để sử dụng cho con:

– Thuốc long đờm (Expectorants): Loại thuốc này chứa hoạt chất guaifenesin có tác dụng làm giảm xung huyết, nghẹt mũi bằng cách làm loãng các chất nhờn. Guaifenesin không hề chặn đứng nguyên nhân gây xung huyết ngực hoặc thúc đẩy tiến trình hồi phục nên sẽ là độc chất đối với trẻ nếu dùng quá nhiều. Có rất nhiều thuốc trị cảm ho có chứa guaifenesin, cho nên dùng nhiều loại thuốc trị cảm ho cùng lúc thì sẽ dẫn đến quá liều.

– Chất giảm xung huyết (decongestants): Phenylephrine và pseudoephedrine là những thuốc phổ biến nhất trong việc trị nghẹt mũi. Dù rất công hiệu trong trường hợp nghẹt mũi nhưng lại thường làm cho trẻ bị kích động, dễ nổi cáu. Chất giảm xung huyết này làm co lại các mạch máu trong mũi, ngực và xoang mũi, nhờ đó ống mũi được thông thoáng hơn. Việc làm co mạch này sẽ tác động lên huyết áp của trẻ nên dùng quá nhiều thì các chất giảm xung huyết có thể làm chậm nhịp tim, nếu nặng thì có thể tử vong.

– Chất chặn ho (cough suppressants): Loại này chứa những chất kháng ho, chẳng hạn như dextromethorphan vốn ngăn chặn trung tâm phản ứng ho ở não. Phản ứng phụ khét tiếng của nó là giảm thị giác, tăng nhịp tim, gây khó thở và mất tỉnh táo. Dextromethorphan nổi đình nổi đám do được các nhóm thanh thiếu niên lạm dụng để “đi mây về… trời”. Hiện tại Úc, thuốc này đã được bỏ trong tủ khóa cẩn thận, khi bán thì kèm theo những điều kiện khắt khe nhằm tránh tình trạng lạm dụng.

– Kháng histamine (antihistamines): Các chất kháng histamine đầu tiên được dùng để trị các phản ứng dị ứng. Những chất kháng histamine phổ biến nhất là diphenhydramine, brompheniramine, carbinoxamine, chlorpheniramine. Tác dụng phụ của chúng là gây buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tinh thần hoảng hốt, mất ngủ, khô miệng, rối loạn thị giác, khó tiểu…

Cần đọc kỹ nhãn thuốc

Những chất trị cảm ho thường có trong nhiều loại thuốc nên khi dùng kết hợp cần phải kiểm tra liều lượng. Trước khi cho trẻ sử dụng phải đọc kỹ nhãn thuốc để xem liều lượng. Nếu không rõ thì cần hỏi thầy thuốc. Tốt nhất là không cho trẻ uống nhiều hơn một loại các thuốc trị cảm ho, trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.

Tuyệt đối không cho trẻ dùng những chế phẩm thuốc trị cảm ho nếu không có dòng chữ “Dùng cho trẻ em”, vì chế phẩm dùng cho người lớn bao giờ cũng chứa hàm lượng hoạt chất nhiều hơn là dùng cho trẻ em.

Meyeucon.org - 26/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ uống thuốc

Bài viết liên quan

  • Bé không chịu uống thuốc và 5 “không” cho mẹ
  • Cho bé uống thuốc dạng bột và những lưu ý
  • Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ em
  • Cho trẻ dùng kháng sinh như thế nào?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn