Nghỉ việc vào thời điểm trước khi sinh nở được gọi là nghỉ thai sản. Một kỳ nghỉ thai sản có thể kéo dài 4-6 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghỉ dài hơn vì lý do bệnh tật hoặc đơn giản là thưởng thức thời gian “làm tổ” nhiều hơn, bạn hãy thảo luận chuyện này với lãnh đạo của bạn và bác sĩ.
Thông thường, tính chất và cường độ công việc ảnh hưởng rõ nhất đến kỳ nghỉ thai sản của bạn. Công việc nghiên cứu, văn phòng được coi là nhàn nhã nhưng công việc căng thẳng thì cần hoãn lại sau khi sinh nở. Bạn cần có những thay đổi hợp lý trong nghề nghiệp dựa trên thể trạng của bạn.
Nếu công việc của bạn bắt buộc phải đứng lâu, nên liên tục kiểm tra sức khỏe của bạn và có những hướng dẫn an toàn tại nơi làm việc, khoảng thời gian đứng, ca kíp, di chuyển và những đặc thù nghề nghiệp… Hãy trao đổi với người phụ trách của bạn để linh hoạt trong thời gian đứng và nghỉ thai sản.
Những phụ nữ không tăng cân nhiều trong thời gian mang thai có thể sinh con nhẹ cân. Họ có thể được khuyến khích giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi.
Nếu công việc của bạn quá căng thẳng có thể dẫn tới nguy hiểm như cao huyết áp. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về cách thay đổi công việc của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải thôi việc nhưng bạn nên cắt giảm việc và thư giãn nhiều hơn. Có thể đi massage vào buổi trưa hoặc đơn giản là đi bơi. Không làm việc cật lực vào cuối tuần. Cố gắng mua sắm trực tuyến thay vì lang thang cả chiều thứ bảy tại các cửa hàng.
Nhiều phụ nữ chuyển dạ trong khi họ vẫn làm việc và sinh ra một em bé khỏe mạnh. Vì thế, đừng lo lắng nếu bạn muốn tối đa hóa thời gian thai sản bằng cách nghỉ ít hơn lúc trước sinh. Tuy nhiên, tránh “cố đến phút chót” nhất là khi thời tiết khắc nghiệt. Hãy lập kế hoạch nghỉ đẻ mà bạn thấy hợp nhất.