Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

8 nguyên nhân khiến răng trẻ ngả màu

Một hàm răng ngả màu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà nó còn chứa đựng rất nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe. Đối với trẻ em, giữ gìn hàm răng chắc khỏe không chỉ là một thói quen tốt mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của bé. Hãy cùng tham khảo những nguyên nhân khiến răng trẻ ngả màu và cách khắc phục.

Triệu chứng của răng bị đổi màu

  • Có những vết ố màu vàng, nâu, xám hay đen trên răng.
  • Hơi thở của trẻ hay miệng có mùi hôi.
  • Tích tụ nhiều chất bẩn trên răng, có nhiều mảng bám vôi răng.
  • Nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ.
  • Trong miệng trẻ thường có nhiều răng bị sâu.

Các nguyên nhân khiến răng bé ngả màu

Không chải răng thường xuyên

Dễ khiến cho các loại vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng, lâu ngày dẫn tới ngả màu. Trong quá trình ăn uống, các loại màu sắc trong thực phẩm sẽ bám vào bề mặt răng, thường là những trũng, rãnh trên bề mặt. Những vết dính này có thể có nhiều màu khác nhau như vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm, thậm chí có màu đen. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, lâu ngày bề mặt răng trẻ sẽ sậm màu.

Sử dụng quá nhiều fluor

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sử dụng kem đánh răng chứa càng nhiều florua càng tốt để phòng ngừa sâu răng. Sai lầm này có thể dẫn đến những chấm trắng đục trên răng của trẻ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng bé bắt đầu ngả màu.

Fluor là một chất hóa học có khả năng chống sâu răng, vì vậy nó thường được thêm vào kem đánh răng, sữa, nước máy… Nhưng khi nồng độ fluor vượt quá mức cho phép sẽ làm răng trẻ không được bóng, răng ngả màu vàng hoặc xỉn đen. Nếu nặng hơn thì răng có nhiều hố rãnh, không còn hình dáng bình thường. Do đó, nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em uống phải quá nhiều fluor thì cũng gây đổi màu răng, nhẹ có thể có những vết nâu hay trắng đục, nặng thì có thể gây khiếm khuyết cấu trúc men răng.

Men răng kém

Men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém có thể do gene thường làm cho răng trẻ bị chuyển màu.

Sâu răng, viêm nướu

Sâu răng sẽ phân huỷ các tế bào men, ngà răng dần dần, kết hợp với màu sắc trong thực phẩm, hoặc răng bị chết tuỷ sẽ tạo nên những lỗ sậm màu hoặc đen trên răng.

Bú bình

Bú bình là thói quen không tốt với răng miệng của bé. Nó không những khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn mà còn làm cho răng dễ bị ngả màu.

Uống thuốc dưới dạng dung dịch lỏng có chứa hàm lượng sắt lớn

Hàm lượng sắt có nhiều trong dung dịch của thuốc cũng là một trong những lý do chính khiến cho răng bị ngả màu.

Mẹ mang thai uống các loại thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh như tetracycline, minocycline, oxytetracyclin và doxycycline: Nếu bà mẹ uống các loại thuốc này khi đang mang thai hay trẻ uống thuốc này trước 7 – 8 tuổi thì có thể làm răng trẻ sậm màu.Trong thời gian bị bệnh, trẻ thường được cho uống kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh dòng tetracyclin. Tetracyclin sẽ ngấm vào tế bào men răng và tế bào ngà răng làm cho răng bị sậm màu do nhuộm sắc tetracyclin. Do đó, không nên cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ uống tetracyclin, nếu cần dùng kháng sinh thì nên cho các loại khác.

Tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc kháng sinh mà răng trẻ ngả màu có nhiều mức độ. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.

Trẻ mắc bệnh vàng da

Chứng bệnh này có thể làm thay đổi màu răng của trẻ sang mầu sậm.

Nên và không nên làm gì để chăm sóc răng bé

Nên

– Chải răng đúng cách và đúng thời điểm. Tốt nhất trẻ nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.

– Khi trẻ được 1 tuổi, nên thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm.

– Nên hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có đường như: Nước quả sau khi đã đánh răng hoặc uống nước ngọt trước khi đi ngủ.

– Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor, chỉ dùng 1 lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu khi đánh răng, tránh để trẻ nuốt kem đánh răng.

Không nên

– Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả ngậm trong miệng những lúc trẻ đi ngủ.

– Không được để trẻ đánh răng mà không có sự giám sát của người lớn. Việc nuốt thường xuyên kem chứa fluor sẽ gây ngộ độc có thể khiến trẻ mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.

– Không được tự ý mua kháng sinh tetracycline cho con uống, không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại tetracycline nào vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
– Nên uống thuốc (dạng siro) bằng ống hút để tránh răng bị đen do thuốc có chứa sắt.

Meyeucon.org - 27/11/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh răng miệng ở trẻ em , Dạy bé tập đánh răng

Bài viết liên quan

  • Bảo vệ bé khỏi răng sún và ngả màu
  • Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ
  • Trẻ có thể rụng răng vì đánh răng sai cách
  • Để đánh răng sáng và tối mỗi ngày là một niềm vui
  • Điều trị răng miệng ở trẻ em

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn