Trẻ nói dối là điều mà không bậc cha mẹ nào mong muốn, nhưng vì sao trẻ lại nói dối và cách xử trí của bạn thế nào? Hãy nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nói dối, từ đó tìm ra cách hạn chế và ngăn chặn tính nói dối đó.
Bạn hãy:
– Dạy trẻ biết vai trò, giá trị của sự thật cũng như sự kiềm chế và bình tĩnh khi trẻ làm việc gì sai trái, đừng chối tội, đổ tội cho người khác.
– Không chấp nhận lời xin lỗi khi trẻ nói dối. Hãy để trẻ biết rằng lời nói dối thốt ra rồi thì không thể xin lỗi được. Lời xin lỗi rất khó chấp nhận và không được tha thứ.
– Hãy hỏi con xem con có cần gì không? Việc gì làm được nên làm ngay cho con, việc gì không thể, nên giải thích. Để làm sao luôn tạo cho trẻ cảm giác: cha mẹ luôn gần gũi, thấu hiểu con vì vậy con không cần phải giấu diếm hay nói dối mà hãy thành thật nói ra.
– Trước khi đi ngủ hỏi con xem hôm nay con đã làm được những gì rồi, có gì khó khăn chưa làm được cha mẹ giúp. Để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng ở cha mẹ.
– Hãy đề cao giá trị của sự thật cho trẻ biết. Hướng trẻ đến việc nói lên sự thật mọi lúc mọi nơi khi bạn biết trẻ đang có ý định nói dối.
– Nếu trẻ nói dối tránh hùa theo trẻ, nên vào thẳng vấn đề nhanh chóng và đưa ra kết luận để răn đe trẻ: ‘Nếu con nói dối một lần nữa, mẹ sẽ không bao giờ tin con nữa’.
– Nếu thấy những điều trước đây trẻ hay nói dối nay đã nói thật thì hãy thưởng cho con một món quà nhỏ mang tính khích lệ để động viên trẻ luôn nói thật và làm thật.
– Cha mẹ cần gương mẫu trong cách sống: chân thật, tình cảm với nhau và với những người xung quanh sẽ là tấm gương tốt cho trẻ bắt chước, noi theo.