Hãy nhìn toàn bộ chặng đường mà một đứa trẻ trải qua trong những tháng đầu đời. Bắt đầu từ cuộc sống của một sinh linh trong nước với nguồn thức ăn và oxy được truyền trực tiếp vào cơ thể, giờ đây bé phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài với việc học ăn học thở bằng cơ thể mình. Bé cũng phải tập gắn kết với mẹ và bố – những người bé cần nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để học hỏi và lớn lên.
Chưa hết, nhiều hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể vẫn chưa được vận hành đầy đủ tại thời điểm bé được sinh ra, như não bộ, hệ thần kinh và mắt vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Trên thực tế, những thay đổi thú vị của bé trong 12 tuần đầu đời là cả một tiến trình không thể tin nổi; những gì bạn quan sát được chỉ là bề nổi mà thôi. Hãy xem điều gì xảy ra với bé cả bên ngoài và bên trong cơ thể bé từ lúc sinh ra đến khi được 3 tháng tuổi.
Cơ thể
Từ 6-8 tuần tuổi, các khớp bị bó chặt ở hông, đầu gối và khuỷu tay của bé đã nới lỏng ra, và tay chân bé đã được thư giãn hơn trước nhiều, lúc này bé có thể dễ dàng nằm thẳng khi bạn đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng. Nếu đã đạt được mốc phát triển này, bé đã sẵn sàng cho những cử động có mục đích và chủ động hơn. Thanh quản của bé cũng đang thay đổi, và bé đã có thể phát ra những âm thanh ê a đáng yêu khi được từ 6-8 tuần tuổi.
Giờ đây, cổ, vai và các cơ chính đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn một chút. Nếu bạn đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc cằm lên và giữ lâu hơn một chút so với trước đó vài tuần.
Ở tuần tuổi thứ 6, bé đã sẵn sàng để có những khoảng thời gian nằm sấp mỗi ngày, bố mẹ hãy cùng tham gia với bé. Nằm sấp là một trong những hoạt động quan trọng đối với bé, giúp phòng tránh tật đầu dẹt (do bé nằm ngửa quá nhiều), tăng cường sức mạnh của cổ, vai và các cơ bắp.
Khi các cơ bắp trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn, hệ thần kinh cũng phát triển cao hơn, và một số phản xạ nguyên thủy bắt đầu mờ nhạt dần, chẳng hạn phản xạ nắm tay lại sẽ mất dần sau 6 tuần tuổi.
Giác quan
Khi được 2 tháng tuổi, đôi mắt của bé bắt đầu hoạt động phối hợp cùng nhau, Bé cũng bắt đầu chú ý vào những đặc điểm trên khuôn mặt bạn hơn là tập trung vào các nét phác của khuôn mặt, và cũng biết dõi theo các vật thể chuyển động theo cả chiều dọc cũng như chiều ngang. Trong khoảng 6-8 tuần tuổi, bé cũng đã phân biệt được rằng vật thể đang chuyển động về phía mình hay về phía ngược lại. Lúc này, đầu của bé đã vững hơn, và thị giác ngoại biên của bé cũng được mở rộng, bé có thể nhìn được nhiều hơn xung quanh mình.
Não bộ
Nhưng đôi khi những sự tập trung quá lại phản tác dụng, trẻ sơ sinh rất dễ bị choáng ngợp bởi quá nhiều kích thích. Khi em bé 1 tháng tuổi của bạn chưa biết làm thế nào để nhìn đi chỗ khác khi bé mệt mỏi với việc cứ nhìn mãi vào một vật thể nào đó, hoặc để trấn tĩnh khi xung quanh quá nhộn nhịp ồn ào. (Do đó, các bé ở độ tuổi này có thể trở nên gắt gỏng vào lúc chiều muộn – bé có thể được xoa dịu bằng sự yên tĩnh).
Trong khi bé có thể cần thời gian lâu một chút để có thể học được bài học nêu trên, bé đã phát triển một số kỹ năng xã hội quan trọng. Bé bắt đầu có những phản ứng với xung quanh, chẳng hạn bé cảm thấy phấn khích và thở nhanh hơn khi bạn bế bé lên, Khi được 6-8 tuần tuổi, bé bắt đầu kiểm soát được nụ cười của mình, đáp lại bạn bằng một nụ cười toàn lợi khi bạn trò chuyện hoặc vui cười với bé. Bé có thể biết cười sớm hơn, nhưng nụ cười kết hợp cả mắt và miệng, hoặc nụ cười khi ai đó nói chuyện với bé và khi bé tè dầm… xuất hiện vào khoảng 2 tháng tuổi.
Lúc này, bé cũng bắt đầu thử nghiệm giọng nói của mình với những tiếng ê a. Ban đầu là những tiếng ư à bộc phát, sau đó bé sẽ nhanh chóng bắt được nhịp và cố gắng phát ra những tiếng kêu có mục đích. Vào khoảng 2 tháng tuổi, bé sẽ học cách đối thoại: bé nói, sau đó mẹ đáp lại.
Đây cũng là lúc bé bắt đầu đáp lại những chăm sóc mà bố mẹ dành cho bé, bằng cách khiến bố mẹ cảm thấy hạnh phúc. Thực sự là mọi bậc cha mẹ đều cảm thấy hạnh phúc và được đền đáp khi em bé của họ mỉm cười và bắt đầu ê a.
Trung đã bình luận
tai sao be 2 thang tuoi khong chiu ngu vao ban ngay