Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ngừa sảy thai cho bà bầu

Hiện tượng sảy thai thường gặp nhất là ở giai đoạn đầu thai kỳ, trong 3 tháng đầu, bởi nguy cơ gặp phải là khá cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này và không phải bà bầu nào cũng biết để phòng tránh.

Nguyên nhân sảy thai:

  • Do di truyền.
  • Do thai nhi xuất hiện những nhiễm sắc thể lạ.
  • Do tuổi mang thai của người mẹ quá cao. Theo nhiều nghiên cứu, những phụ nữ mang thai sau độ tuổi 30 có nguy cơ sảy thai khá cao.
  • Rối loạn hệ miễn dịch.
  • Tai nạn bất ngờ gặp phải trong quá trình mang thai.
  • Cơ thể người mẹ tự đào thải.
  • Hormone thay đổi bất thường.
  • Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân sảy thai.

Dấu hiệu sảy thai

Tuy nguyên nhân có nhiều và không phải ai cũng giống ai nhưng hiện tượng sảy thai thì diễn ra khá giống nhau. Ban đầu, bà bầu sẽ thấy xuất hiện máu chảy giống như bị nguyệt san, sau đó là thấy đau đớn, buồn nôn…

Nếu máu chảy ít và không ra liên tục thì có thể là dấu hiệu dọa sảy, bà bầu cần liên hệ với bác sĩ để khám ký lưỡng. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều và liên tục thì khả năng bị sảy thai là rất cao.

Phòng chống sảy thai

– Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý: Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, các bà bầu cần tuyệt đối tránh làm việc nặng quá sức, không làm việc trong môi trường độc hại. Cần nhớ, làm gì cũng phải nhẹ nhàng, không cúi người quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, bà bầu cần tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, bởi việc nghỉ ngơi đem lại sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Hạn chế quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ để không gây tác động lên cổ tử cung.

– Ăn uống đầy đủ: Việc ăn uống ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, tránh được những bất thường xảy ra.

– Khám thai định kỳ: Trong suốt quá trình mang thai, bà mẹ cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời phát hiện ra những bất thường sớm ở em bé để bác sĩ can thiệp kịp thời trước khi quá muộn.

Meyeucon.org - 07/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ sảy thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • 4 món ăn ‘thần kì’ chữa sảy thai quen dạ
  • Sẩy thai sớm vì những nguyên nhân không rõ ràng
  • Bị sảy thai liên tiếp và những sai lầm thường gặp
  • Chủ động phòng ngừa sảy thai
  • 10 điều nên tránh để không bị sảy thai

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn