Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Vào mùa dịch: Cảnh giác với tiêu chảy do Rotavirus

Hiện Khoa Tiêu hóa một số BV ở Hà Nội như Bạch Mai, BV Nhi TƯ, Xanh Pôn… trong tình trạng có lượng bệnh nhân đến khám do tiêu chảy virus ở cả người lớn và trẻ em tăng mạnh.

Nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy phải vào viện cấp cứu vì mất nước nặng, mạch nhanh, nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Trong 5 năm đầu đời, hầu như không trẻ nào thoát khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus.

BS Bùi Thu Hương, Phụ trách Khoa Tiêu hóa, BV Nhi TƯ cho biết: Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy vào điều trị. Gần đây, ngày cao điểm lên tới 90 cháu, vì thế, khoa tiêu hóa luôn trong tình trạng quá tải. Khoảng 60% trẻ tiêu chảy cấp nhập viện là do nhiễm virus Rota.

Điều đáng lo ngại, do cơ thể trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn, siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn và có mặt ở trên các đồ vật như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, nguồn nước, các vật dụng trong gia đình, nên trẻ nhỏ dưới một tuổi, khả năng nhiễm Rotavirus rất lớn do trẻ thường xuyên tiếp xúc với tay người và các đồ vật bằng chính tay, miệng của trẻ.

Thực tế bệnh này dễ phát thành dịch và nguy cơ lây chéo cao. Nhiều người lớn khi tiếp xúc với trẻ bị tiêu chảy cũng bị nhiễm loài virus này. Điều khiến các bác sĩ lo ngại là hiện nay một số người dân trước khi đến viện đã tự điều trị tại nhà như uống dung dịch Oresol quá đặc, hoặc nước giải khát có đường… làm tình trạng bệnh nặng thêm dẫn đến mất nước, điện giải, trụy tim mạch trầm trọng.

Do thiếu kiến thức về bệnh tiêu chảy do Rotavirus nên nhiều bà mẹ rất lo lắng khi con liên tục nôn trớ mà chỉ được điều trị bằng cách truyền dịch và cho uống thêm kẽm. Giải thích băn khoăn này, BS Hương khẳng định: Tiêu chảy do Rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh, về cơ bản chưa có thuốc đặc trị, nên điều trị chủ yếu là bù dịch bằng Oresol đường uống và đường truyền. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho bệnh nặng hơn. Thêm vào đó, tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc không có tác dụng diệt virus. Hơn nữa thuốc còn làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không bài xuất được ra ngoài, nên ứ đọng trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột… dễ dẫn đến tử vong.

Meyeucon.org - 08/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè
  • Sau Tết, trẻ em phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy tăng vọt
  • Một số trường hợp nhầm lẫn về chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Nên chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào?
  • Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn