Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ em có hạch cổ là bệnh gì?

Hỏi: Con trai tôi được 4 tuổi, cách đây một vài hôm tôi thấy bên phải cổ (phía dưới tai) của cháu xuất hiện một hạch to bằng hạt đậu đen. Xin hỏi quý báo có hạch cổ như vậy có nguy hiểm không?

Trả lời: Trong cơ thể người, hạch nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn. Bình thường, hạch ở thể chìm, không sờ thấy được, chỉ đến khi hạch phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật thì mới sưng to (chức năng của hạch là sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh).

Ở trẻ trong độ tuổi từ 4-12, tổ chức bạch huyết phát triển mạnh và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiễm khuẩn nên hay vị viêm hạch vùng cổ, vùng dưới hàm, hạch có thể to nhỏ khác nhau. Nguyên nhân gây viêm hạch cổ này khá phức tạp, có thể do nhiễm khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm hoặc ung thư. Trên thực tế, nguyên nhân gây hạch thường nằm ở vùng lân cận, con chị bị viêm hạch cổ có thể do tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, viêm lợi, niêm mạc miệng, viêm quanh cuống răng…), do tổn thương ở da hoặc do viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, hạch cổ cũng có thể là dấu hiệu của lao hạch, bệnh Hodgkin và cũng có thể là biểu hiện của các bệnh ung thư hạch, ung thư di căn vào hệ hạch bạch huyết, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp…

Việc xác định hạch đó là gì cần phải được bác sĩ thăm khám kỹ càng qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Nếu nghi ngờ là ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng xung quanh (mũi họng, thanh quản…), sinh thiết hạch để xác định bệnh lành tính hay ác tính. Trường hợp của chị nên cho con đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng nhi để biết nguyên nhân gây nổi hạch, từ đó mới có chỉ định điều trị đúng.

BS. Dương Văn Cường

Meyeucon.org - 09/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Để bé yêu của mình có đôi mắt khỏe mạnh- mẹ nên biết điều này!
  • Vì sao trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng những thực phẩm này (P1)
  • Lần đầu làm mẹ
  • TRẺ CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO
  • Tại sao bé ăn nhiều rau vẫn táo bón?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn