Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bớt nỗi lo khi tiêm phòng bệnh

Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ… là những căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và để lại các di chứng hàng đầu đối với trẻ em. Việc phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới

Phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm nói trên chính là tiêm phòng vắc-xin. Tuy ý thức được hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng nhưng thực tế, không ít bà mẹ vẫn ngần ngại do sau những lần tiêm, đôi lúc trẻ gặp những phản ứng phụ không mong muốn. Lịch tiêm chủng dày đặc cũng khiến cho nhiều người ái ngại.

Tâm lý chung của các bà mẹ là làm thế nào vừa giúp con phòng được nhiều bệnh mà lại ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt.Điều này bây giờ đã không phải lo lắng nữa bởi đã có các vắc-xin phối hợp được sử dụng rộng rãi, là phương pháp tiên tiến trong việc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp vì vừa giảm số mũi tiêm đáng kể so với tiêm từng vắc-xin riêng lẻ vừa giúp trẻ ít đau hơn, giảm chi phí và lịch tiêm được rút ngắn nêndễ nhớ.

Chẳng hạn như với vắc-xin phòng ho gà, trước đây, người ta sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất, gọi là vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, vắc-xin phối hợp mới ho gà vô bào đã ra đời, không sử dụng toàn bộ tế bào mà chỉ chọn lọc một vài thành phần ho gà nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn và giảm đáng kể các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ (ít sốt, bớt sưng đau…).Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào đang là vắc-xin mà muốn tiêm thì phải trả phí.

Nhưng dù cho các vắc-xin có tiến bộ đến đâu thì cũng rất cần các bậc cha mẹ phải nâng cao hiểu biết để chủ động hạn chế các phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Cụ thể như:

– Tiêm phòng cho trẻ đúng độ tuổi quy định cho từng loại vắc-xin, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.

– Không tiêm phòng khi trẻ đang bệnh hoặc sức khỏe không đủ tốt.

– Lựa chọn những vắc-xin phối hợp chứa các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm (như sốt, đau, sưng chỗ tiêm…).

Meyeucon.org - 10/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tiêm phòng bệnh cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bí quyết giúp bé yêu đỡ đau hơn khi tiêm phòng
  • Bệnh dị ứng ở trẻ em có thể được ngừa bằng tiêm chủng
  • Chủ động bảo vệ trẻ trước mùa dịch thủy đậu
  • Vitamin K đối với trẻ sơ sinh
  • Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Kiểm tra nhiệt độ cho bé thế nào là tốt nhất?

Kiểm tra nhiệt độ cho bé thế nào là tốt nhất?

Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Cách nấu các món cháo từ thịt heo cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Trẻ 8 tháng biếng ăn: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ 8 tháng biếng ăn: Nguyên nhân do đâu?

Mang vớ y khoa trong bao lâu?

Mang vớ y khoa trong bao lâu?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn