Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

6 điều cha mẹ trẻ cần biết về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh dễ lây và phổ biến ở trẻ. Nó gây ra ngứa phát ban da với mụn nước. Thủy đậu được gây ra bởi siêu vi khuẩn varicella-zoster. Là cha mẹ trẻ, bạn nên lưu ý những thông tin dưới đây vì chúng sẽ không bao giờ thừa cho việc chăm sóc con bạn trong tương lai.

Vì sao con bạn bị thủy đậu?

– Các nhiễm virus được chuyển từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước thủy đậu bị phá vỡ và thông qua không khí.

– Thời kỳ lây nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 3 ngày trước khi thấy phát ban xuất hiện cho đến khi tất cả các mụn nước đã hình thành vảy.

– Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh thủy đậu cho đến khi các mụn nước vỡ ra và các triệu chứng xuất hiện là từ 10 đến 20 ngày.

Điểm mặt các triệu chứng của bệnh thủy đậu?

– Trẻ sẽ bị một phát ban và phát ban này thường bắt đầu ở cơ thể và khuôn mặt, sau đó mới lây lan đến da đầu và chân tay.

– Nó cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và trên bộ phận sinh dục của trẻ.

– Các phát ban này thường ngứa.

– Đầu tiên, thủy đậu chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó chúng tiếp tục phát triển thành mụn nước trong một vài giờ.

– Sau 1-2 ngày, các mụn nước chuyển thành ghẻ lở.

– Số lượng những nốt thủy đậu nhiều hay ít thường rất khác nhau ở mỗi trẻ.

– Những trẻ bị nhiễm bệnh có thể bị sốt

– Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày ở trẻ em.

– Nếu như khi đã trưởng thành mới bị thủy đậu thì bạn có thể cảm thấy bệnh nặng hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người lớn cũng có nhiều khả năng bị biến chứng nhiều hơn so với các em nhỏ.

Những ai có nguy cơ biến chứng?

– Phụ nữ mang thai

– Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính hoặc HIV.

– Bệnh nhân dùng thuốc để ngăn chặn hệ thống miễn dịch

– Những người trong nhóm người có nguy cơ tiếp xúc với siêu vi khuẩn varicella-zoster hoặc có thể tiêm varicella-immunoglobin-zoster để tăng cường khả năng miễn dịch của họ.

Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán?

– Chẩn đoán thủy đậu được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng và sự xuất hiện đặc trưng của phát ban.

Thủy đậu điều trị như thế nào?

– Việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng.

– Hãy nhớ rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên ở nhà để tránh truyền nhiễm cho người khác.

– Tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ.

– Chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tìm cách giảm ngứa cho trẻ

– Nếu con bạn bị đau hay bị sốt, bạn có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn.

– Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

– Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.

Những biến chứng có thể phát sinh?

– Vi khuẩn có thể lây nhiễm ở các mụn nước.

– Thỉnh thoảng có thể để lại các vết sẹo trên da

– Viêm kết mạc.

– Viêm phổi.

– Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tim hay hội chứng mắt đỏ…

Lưu ý:

Khi một đứa trẻ đã bị thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch đối với bệnh này cho phần còn lại trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, virus có thể trở lại giống như bệnh zona.

Meyeucon.org - 10/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Cha mẹ cần chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
  • Đối phó với dịch thủy đậu cho trẻ như thế nào?
  • Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu
  • Điều trị thủy đậu cho trẻ tại nhà
  • Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa

Bình luận

  1. hải yến đã bình luận

    08/05/2013 at 4:50 sáng

    mình bị nổi lên tay 8 nốt màu đỏ nhưng mình chưa thấy hiện tượng nào khác của triệu trứng thủy đậu, không biết mình có bị bệnh thủy đậu k? nhưng trước đó 2 hôm mình có tiếp xúc với người nhà của người bị thủy đậu thì k biết có bị lây không…. mong đc nhận câu trả lời sớm… mình cảm ơn

    Trả lời
  2. titi đã bình luận

    04/12/2012 at 4:52 chiều

    em mới vừa bị thủy đậu,chỉ cách đây 1-2 ngày thôi,vì bây giờ mới bị nên em không có kinh nghiệm,em đã truy tìm nhiều trang wet thì trong đó đều ghi lại rằng phải giữ cho cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm bằng nước ấm nhưng theo mẹ em nói thì khi mà đụng tay vào những cái mụt nước đó thì nó sẽ lây lan ra khắp cơ thể,vậy nên khi tắm chỉ có thể xối nước lên người thôi, như vậy thì sẽ làm cho cơ thể em thêm ngứa ngáy,em rất muốn tham khảo những cách chữa bệnh cua bác sĩ,mong bác sĩ mau cho em lời khuyên và cách chữa bệnh nhanh nhất bởi vì em còn phải đi học để chuẩn bị cho kì thi học kì(nhanh nhanh và nhanh nhất có thể), em xin hậu tạ bác sĩ

    Trả lời
  3. Lê Linh đã bình luận

    10/12/2011 at 9:25 sáng

    tôi bị thủy đậu được 8 ngày rồi. Các mụn trên người hầu như là đóng vẩy hết, còn một số mụn nước thôi. Tôi có nên xông lá để nhanh khỏi bệnh không?

    Trả lời
  4. BUI THI KIM OANH đã bình luận

    21/03/2011 at 11:16 sáng

    NHA TOI CO EM BE TREN 1 TUOI CO TIEP XUC VOI NGUOI VUA PHAT HIEN BI THUY DAU LA NHAP VIEN NGAY . VAY CON TOI CO NGUY CO BI THUY DAU KHONG?

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      22/03/2011 at 12:20 sáng

      Nếu bé chưa tiêm phòng thủy đậu và cũng chưa từng bị thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là khá cao

      Trả lời
  5. Kieu Hà đã bình luận

    23/12/2010 at 1:15 chiều

    Cuối tháng 11 vừa qua con tôi cũng bị thuỷ đậu. Khi cháu bị ngứa toi đã bôi thuốc chữa bỏng của Pháp có tên là BIAFINE thì cháu không ngữa nữa và các nốt thuỷ đậu mọc giảm đi rất nhiều, hầu như chỗ nào đã bôi thuốc là khong mọc nốt phỏng thuỷ đậu nữa. Tôi không biết có nên dùng thuốc trên được không cho nên khi cháu thứ 2 bị lây chị nó tôi cũng không dám bôi nhiều. Nhưng chỗ nào tôi ôi cho chấu thì đều khong mọc mụn thuỷ đậu nữa. Liệu thuốc này có dùng dược không?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/12/2010 at 11:18 chiều

      Chúng tôi không có thông tin hay kinh nghiệm nào trong việc dùng thuốc bỏng điều trị thuỷ đậu. Nếu suy luận thì bản chất của 2 căn bệnh khác nhau nhưng hiện tượng lại gíông nhau là thoát dịch làm rộp da. Có lẽ khi bôi thuốc bỏng, thuốc đã cố định nốt phỏng, không cho vỡ mụn thoát dịch lây lan sang vùng da khác. Nếu bạn đã thành công thì nên dùng tiếp

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn