Sự cố chích ngừa viêm gan virus B vừa qua đã làm nhiều người lo lắng. 5 thắc mắc sau đây được bạn đọc quan tâm nhất sẽ được TS-BS Bùi Hữu Hoàng, chuyên khoa gan-mật BV Đại học Y dược TP.HCM giải đáp.
1. Sau khi ra đời cơ thể trẻ còn yếu, nên việc chích ngừa cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là không cần thiết?
Do vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.
2. Chích ngừa VGB cùng lúc với những vaccin khác sẽ làm cơ thể “mệt mỏi” và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Hiện nay, y học đã phát minh ra một số loại vaccin dạng kết hợp “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” nhằm đơn giản hoá việc chích ngừa và đem lại tiện lợi như giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm chi phí đi lại và ngày công, giảm chi phí quản lý y tế… Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng khi chích vaccin kết hợp, khả năng tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vẫn tương đương như khi tiêm riêng rẽ từng loại vaccin, đồng thời các vaccin này vẫn đảm bảo tính an toàn cao.
3. Trường hợp nào không được chích vaccin?
Vaccin VGB là vaccin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉ định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trọng lượng sau sinh < 2kg, đang bị sốt cao hoặc có nguy cơ bị các bệnh lý nặng khác thì phải hoãn việc chích ngừa sau vài tháng.
4. Có thể chích ngừa bất kỳ lúc nào?
Nước ta hiện có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10 – 12 triệu người đang mang mầm bệnh. Vì vậy, nhiều người có khả năng bị nhiễm, nên trước khi chích ngừa cần thử máu xem mình đã bị nhiễm hay chưa. Xét nghiệm tối thiểu cần làm trước khi chích ngừa là HBsAg và antiHBs. Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể tạo ra đủ kháng thể nên không cần chích ngừa. Nếu HBsAg và antiHBs đều âm tính (chưa nhiễm bệnh) thì nên chích ngừa. Còn HBsAg (+) và antiHBs (-) tức là cơ thể đang bị nhiễm, chưa được bảo vệ và cũng không cần chích ngừa.
5. Sau khi chích ngừa VGB, cơ thể sẽ được bảo vệ 100%?
Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…
Nguyễn Thuỳ Phương đã bình luận
Con toi 5 thang tuổi bị nhiễm vi rút viêm gan B. cháu đã tiêm phòng 2 mũi 5 trong 1, vậy bây giờ có lên tiêm mũi thứ 3 nữa không. Nếu trẻ đã bị VGB mà vẫn tiêm phòng thì có ảnh hưởng gì không./ bệnh VGB có thể chữa khỏi được không. Hiện nay tôi đang rất lo lắng. xin bác sỹ tư vấn cho tôi phương pháp điều trị nào hiệu quả cho cháu. Tôi xin cảm ơN!
dong đã bình luận
Khi vợ tôi mang thai được 05 tháng đi xét nghiệm thì âm tính với HBSAG gia đình rất yên tâm. nhunưg khi sinh bé ra được 1 ngày thì bác sỹ lại thông báo trong máu mẹ có virus viêm gan B. Tôi đã cho cháu tiêm vắc sin cho cháu nhưng chậm mất mấy tiếng (muộn mất 04 tiếng). Bây giờ gia đình đang rất lo lắng. Xin bác sỹ cho gia đình lời khuyên, tiêm muộn quá 24 tiếng như vậy có ảnh hưởng như thế nào. Cảm ơn Bác sỹ
do thi lien đã bình luận
toi co con trai nam nay gan 5 tuoi, cach day 1 thang toi cho chau di tiem phong thuy dau o vien pasteur Nha Trang. Bac si hen 2 thang sau tiem mui 2, nhung toi xem lich tiem chung quoc gia thi thay o do tuoi cua chau chi tiem mot mui duy nhat. Hay giai thich giup toi. Neu tiem 2 mui thi co anh huong den suc khoe cua chau khong?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Còn tùy loại thuốc do hãng nào sản xuất nữa bạn nhé. Vaccin phòng thủy đậu dễ gây Shock phản vệ vì vậy cần thận trọng. Bạn nên ghi rõ tên thuốc, tên hãng SX. Theo MYC bạn không nên cho bé tiêm nhắc lại và cần hỏi lại cho rõ
Huong đã bình luận
Toi co chau gai 13 thang, nang 9kg, ngay 7/12/10 toi cho chau di tiem Viem nao nhat ban (VNNB) den 10/12/10 toi lai cho chau di uong Vitamin A theo dot phat dong o phuong. Sau khi tiem VNNB 5 ngay chau bi sot vao dem, sang hom sau lai binh thuong. Toi dinh cho chau di tiem nhac lai mui 2 thi chau lai bi not do o mi mat giong nhu chap (leo), vay len chap (leo) va sot co lien quan gi den tiem VNNB khong, va toi co the tiem nhac lai VNNB mui 2 trong vong bao lau. Xin bac sy tu van giup, toi xin cam on!.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Không liên quan việc lên chắp mắt và sốt đâu bạn nhé, nếu sốt ngay sau tiêm thì mới có thể liên quan. Theo hướng dẫn, thuốc do Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ sản xuất thì tiêm theo qui trình sau : trẻ < 5 tuổi tiêm 3 mũi, 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi 3 sau 1 năm, 4 năm tiêm nhắc lại 1 mũi. Lưu ý bé nhẹ cân so với tuổi đấy nhé. Cần khám và tư vấn về dinh dưỡng cho bé.