Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Tháng thứ 3 mang thai

Sau thời kỳ buồn nôn và ói mửa, bạn hiện giờ phải đối mặt với những thay đổi đang diễn tiến từng ngày. May mắn thay, những trở ngại nhỏ không mong muốn của ba tháng đầu tiên sẽ dần biến mất.

Ưu tiên số 1: lần siêu âm đầu tiên.

Đây là lúc tiến hành lần siêu âm đầu tiên, vốn thường diễn ra từ tuần thứ 12 của thời kỳ mang thai. Kỹ thuật này giúp bạn xác định ngày đứa bé được thụ thai, bởi lẽ mọi phôi thai đều có cùng kích thước trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc siêu âm còn giúp phát hiện những đặc điểm dị thường của đứa bé nếu có.

Sự phát triển của đứa bé

Trong tháng này, kích thước của bé sẽ tăng lên gấp ba. Tế bào thần kinh phát triển, khung xương tiếp tục hình thành và các khớp cũng bắt đầu có chức năng: các ngón tay có thể cong lại, nhưng chưa một chuyển động nào ở đây được điều khiển bởi não bộ. Con của bạn không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành bào thai. Các giác quan phát triển, mắt xuất hiện đúng vị trí và có mí mắt che bên ngoài. Miệng bắt đầu khép lại, môi được định hình và hai cánh mũi cũng xuất hiện. Bé bắt đầu chuyển động nhiều hơn và hệ thống bú cũng phát triển. Đứa bé bây giờ có thể dài tới 10 cm và nặng chừng 40-50 g.

Những bước kiểm tra cần tiến hành

– Suy nghĩ nghiêm túc về địa điểm bạn sẽ hạ sinh (ở bệnh viện, trong một đơn vị sản khoa thuộc bệnh viện hoặc thuộc cộng đồng, trong một trung tâm sinh sản độc lập hoặc sinh tại gia). Sau đó, khẳng định sự lựa chọn của mình với bà đỡ.

Sức khỏe của bạn

– Nếu vẫn còn hút thuốc thì bạn nên dừng ngay lập tức nếu muốn tránh những biến chứng có thể xảy ra cho việc mang thai. Bất kỳ bác sĩ nào cũng nói rằng thuốc lá sẽ gây hại cho bào thai. Việc hút thuốc có thể gây ra hiện tượng sinh non, hạ thấp mức độ phát triển dạ con (chiều dài và trọng lượng), tạo ra những biến dạng như sứt môi hay hở hàm ếch, cũng như hiện tượng đau bụng sau sinh. Dù rất khó để bỏ thuốc thì bạn cũng không thể phó mặc sức khỏe của đứa bé – và sức khỏe của chính bản thân mình. Có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ có thể giúp đỡ bạn.

– Nếu mang thai có bệnh lý thì bạn cần được giám sát chặt chẽ hơn nữa. Bạn sẽ được khuyên không nên gắng sức và phải nằm lỳ trên giường để tránh hiện tượng sẩy thai hay sinh non. Hãy ghi nhớ rằng rất nhiều phụ nữ phải sinh non, một yếu tố có thể dẫn đến những vấn đề sau này, nên phải hết sức thận trọng.

– Để đảm bảo sức khỏe và niềm hưng phấn cho mình lẫn cho người bạn đời thì bạn không nên hạn chế quan hệ tình dục. Xét cho cùng thì đứa bé bạn đang mang trong bụng là minh chứng của tình yêu! Đừng thờ ơ trước những cử chỉ thân mật cho dù bạn đang mang thai. Hãy tiếp tục làm tình với nhau: điều đó rất quan trọng. Niềm khát khao của bạn sẽ gia tăng trong suốt 3 tháng đầu tiên, nhưng cảm giác đó sẽ trở lại bình thường trong tháng thứ tư.

– Nếu bị chảy máu một ít sau khi làm tình thì điều đó hoàn toàn bình thường. Hiện tượng đó gây ra do dương vật tiếp xúc với cổ tử cung vốn đang rất yếu trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng có thể bị chứng co thắt bụng sau khi đạt được cực khoái do cơ thể tạo ra oxytocin và tiền liệt tuyến tố vốn cũng hiện diện trong khi sinh nở.

– Cố gắng dành thời gian cho bản thân. Bạn cần phải nghỉ ngơi, bởi lẽ với những thay đổi đang diễn ra thì bạn đang trở nên yếu hơn và nhạy cảm hơn. Bạn đôi lúc sẽ cảm thấy buồn bã, nhưng đừng tự mình đối mặt với hoàn cảnh đó. Hãy yêu cầu người bạn đời ở cạnh mình trong suốt giai đoạn này.

Chế độ ăn uống của bạn

– Có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Buộc bản thân phải ăn ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn nôn. Điều này rất quan trọng để giúp đứa bé không bị suy dinh dưỡng. Đừng quên rằng đứa bé nhận dưỡng chất của nó từ chính bạn!

– Nên ăn ít nhất một loại trái cây và rau trong mỗi bữa ăn, nhưng đảm bảo rằng là bạn đã rửa sạch chúng. Bạn không cần phải ăn thực phẩm bổ sung trừ khi chế độ ăn uống chưa đủ cân đối.

Tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt

Hãy vượt qua những căng thẳng và nỗi buồn để đứa bé có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Hãy luôn sống vui vẻ cùng với gia đình và bạn bè xung quanh. Hãy tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt này và tỏ ra hạnh phúc với lần siêu âm đầu tiên. Nửa kia của bạn sẽ quan tâm hơn đến bạn, nhận thức của anh ấy đối với tiến trình mang thai sẽ tăng lên gấp 10 khi lần đầu tiên được nhìn thấy đứa bé trong hình ảnh trắng đen.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Tháng đầu tiên Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành nhưng dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng. Thai nhi chỉ dài từ 2-5mm. Phôi thai có sự phát triển về hệ thống thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Cuối giai đoạn này phôi thai dài 2-3cm và nặng 2-3g.

  • Tuần thứ 8: 1,6cm – 1g
  • Tuần thứ 9: 2,3cm – 2g
Tế bào thần kinh và khung xương phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là các giác quan. Phôi thai có sự chuyển hóa thành bào thai và thai nhi có thể nặng tới 40-50g.

  • Tuần thứ 10: 3,1cm – 4g
  • Tuần thứ 11: 4,1cm – 7g
  • Tuần thứ 12: 5,4cm – 14g
  • Tuần thứ 13: 7,4cm – 23g
  • Tuần thứ 14: 8,7cm – 43g
Meyeucon.org - 12/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu , Mang thai tháng thứ 3 , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Những lưu ý khi khám thai lần đầu
  • Điều trị mụn trứng cá: các liệu pháp bà bầu cần tránh
  • Vợ mang bầu: 20 điều chồng cần biết và làm
  • 9 rắc rối với bà bầu: giải quyết bằng cách nào?
  • Dưỡng thai tháng thứ 3

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn