Khi một em bé bị ốm, điều này sẽ làm cho cha mẹ trẻ mệt mỏi và bận rộn. Làm thế nào để giữ cho con bạn khỏe mạnh quanh năm đây?
Hãy chắc chắn con bạn ngủ đủ giấc.
Trẻ em cần ngủ khoảng 10 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, chúng cũng nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày. Hãy cho trẻ đi ngủ bằng việc thực hiện một loạt các thói quen gồm tắm, đánh răng, đọc chuyện… Bạn nên chọn những câu chuyện thư giãn, tránh xa những câu chuyện đáng sợ trước khi cho trẻ đi ngủ.
Hãy chắc chắn con bạn ăn nhiều thức ăn lành mạnh và uống nước hàng ngày.
Bạn có thể giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống tốt bằng chính thói quen ăn uống lành mạnh của bản thân. Ngoài ra, bạn nên tạo điều kiện cho con chuẩn bị những bữa ăn cùng mình. Thời gian trẻ phụ giúp bạn nấu ăn sẽ khiến trẻ hào hứng ăn hơn.
Hạn chế tất cả những thực phẩm không lành mạnh đến mức tối thiểu.
Ví như thi thoảng bạn có thể cho trẻ ăn bánh sinh nhật mỗi khi đi sinh nhật nhưng không nên ăn bánh kem mỗi ngày vì chúng làm trẻ béo phì và nguy hại cho sức khỏe.
Trẻ em nên chơi ở bên ngoài trời mỗi ngày, nếu có thể.
Chơi ngoài trời giúp trẻ hít thở không khí trong lành và có nhiều thời gian vận động. Hiện nay hội chứng “rối loạn do thiếu không gian ngoài trời” đang ngày càng phổ biến với trẻ em và vì vậy những thời điểm dành cho trẻ ngoài trời là rất cần thiết.
Luôn động viên trẻ tập thể dục
Hãy thực hiện bằng cách ghi tên trẻ vào đội thể thao, karate, thể dục, hoặc bơi lội vì tập thể dục thường xuyên giúp đảm bảo sức khỏe.
Thiết lập một giới hạn thời gian
Số lượng thời gian con bạn được ngồi trên internet, TV, trực tuyến cần phải có giới hạn… Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc giới hạn thời gian, hãy xem xét mua một bộ đếm thời gian dựa trên phần mềm.
Giữ trẻ em tránh xa những người hút thuốc.
Khói thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn.
Việc tưởng chừng như đơn giản này đôi khi hay bị bố mẹ bỏ qua. Với những bé thò lò mũi xanh, hãy dạy cho trẻ cách hỉ mũi vào khăn giấy để đảm bảo vệ sinh cho trẻ và tránh lây lan vi khuẩn sang người khác.
Giảm thiểu cho trẻ những rủi ro
Những tai nạn không đáng có đôi khi trở thành những vấn để không nhỏ chút nào, ngoài ra bố mẹ hãy giúp trẻ tránh xây xát và vệ sinh đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra hàng năm
Khám định kỳ là yêu cầu cần thiết đồng thời với đó là tiêm những chủng ngừa phòng bệnh được bác sĩ khuyến cáo.
Nếu trẻ bị bệnh hoặc bị ốm
Bạn hãy cho chúng nghỉ học nhằm hạn chế sự tiếp xúc giữa bạn bè và hạn chế nguồn bệnh lan truyền.
Giảm thiểu căng thẳng không cần thiết ở mức tối thiểu cho trẻ.
Những căng thẳng không cần thiết ở lứa tuổi của các bé đều gây nên những hậu quả lâu dài về sau, đặc biệt là về mặt tâm lý. Hãy dành thời gian để nói chuyện với con bạn mỗi ngày giúp trẻ cảm thấy thoải mái.
Bảo vệ con khỏi nguy hiểm rình rập trong nh
Chẳng hạn như các sản phẩm không an toàn như thuốc, hồ bơi, dao nhọn và đồ nội thất không an toàn. Hãy luôn ngăn nắp và gọn gàng để có thể kiểm sóat được những nguy cơ tiềm ẩn
Dạy con cách vượt qua chướng ngại một cách an toàn.
Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách tìm hiểu làm thế nào để chúng băng qua đường đúng cách.