Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bé viêm đường ruột do dùng nhiều kháng sinh

Trẻ dùng nhiều kháng sinh sẽ nảy sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiệt miệng, nóng trong, da dẻ bị mẩn ngứa… đặc biệt loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh là phổ biến nhất.


Trẻ dùng nhiều kháng sinh sẽ nảy sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiệt miệng, nóng trong, da dẻ bị mẩn ngứa… đặc biệt loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh là phổ biến nhất.

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như: do vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột, do chế độ ăn uống, hoặc có thể là loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh… Nếu bé bị tiêu chảy khi đang điều trị một bệnh nào đó như viêm phổi, mà đã loại trừ hết các nguyên nhân khác thì có thể là loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ.

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, bé có triệu chứng phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhày hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác chướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, thì các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại. Với các trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các thuốc “men tiêu hoá” chứa các loại vi khuẩn lành tính như: Antibio, Biosubtyl, Probio, Lacteol fort,… (có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột).

Nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt…

Nên cho bé đi khám lại nếu có dấu hiệu loạn khuẩn để được bác sĩ điều chỉnh lại kháng sinh, đồng thời thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá khác.

Meyeucon.org - 16/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Bài viết liên quan

  • Chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
  • Nguy cơ từ loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
  • Bé 5 tháng đi ngoài phân sống từ khi ăn dặm có đáng ngại không?
  • Uống kháng sinh dài ngày ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa?
  • Trẻ đi ngoài, phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn