Hỏi: Em bé nhà mình đã bước sang tháng thứ 8 nhưng vẫn chưa dám cho bé ăn cá vì sợ mình gỡ xương không kỹ sẽ làm con bị hóc xương. Tuy nhiên, một lần bé con sang hàng xóm chơi, mình đã được một mẹ cũng có con nhỏ chia sẻ rằng 8 tháng là đã có thể cho bé ăn cá rồi. Mình phân vân quá, không biết nên như thế nào?
Trả lời: Một số mẹ cứ sợ con mình bị hóc xương cá mà khiến con đã gần một tuổi vẫn chưa được ăn bữa cá nào trong thực đơn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm.
Cha mẹ trẻ có thể bắt đầu giới thiệu món cá vào thực đơn của các bé càng sớm càng tốt, thường là trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Đây chính là khuyến cáo của Frank Greer, một bác sĩ nhi khoa và cựu Chủ tịch của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP).
Tuy nhiên, nếu bé nào có dấu hiệu bị dị ứng một loại cá cụ thể nào đó thì cha mẹ trẻ nhất định nên phải đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám.
Thực tế, cá là một trong tám loại thực phẩm hàng đầu thường gây dị ứng. Do đó, một số chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho các bậc cha mẹ nên phải chờ đợi cho đến khi em bé của bạn qua sinh nhật đầu tiên của mình rồi mới cho trẻ kết thân với cá.
Song năm 2008, AAP đã đưa ra khuyến cáo rằng có lẽ không có lý do gì để các phụ huynh phải chờ đợi đến sinh nhật 1 tuổi của trẻ mới bắt đầu giới thiệu món cá. Bởi thực tế, “không có bằng chứng cho rằng việc chậm cho trẻ ăn cá lại giúp ngăn ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ”- Greer nói.
Nếu em bé của bạn có một lịch sử gia đình bị dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn, thì Greer nói rằng những em bé này nên ăn cá vào lúc 6 tháng tuổi để an toàn hơn. Và trước khi cho trẻ ăn cá, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Như với bất kỳ thức ăn mới nào trong thực đơn của trẻ, cá có thể gây ra các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm như: sưng lưỡi, môi, mặt, phát ban da, chuột rút ở bụng, thở khò khè, nôn mửa và tiêu chảy. Các triệu chứng dị ứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ địa của mỗi em bé.
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nhẹ, hãy gọi bác sĩ của bé ngay lập tức. Nếu em bé của bạn có vẻ khó thở, sưng ở mặt hoặc môi, hoặc bị nôn mửa, tiêu chảy sau khi ăn, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần đó ngay lập tức.
Sau khi giới thiệu bất kỳ thức ăn mới nào cho trẻ, cha mẹ trẻ nên đợi ít nhất ba ngày trước khi chuyển sang các thực phẩm mới tiếp theo. Bằng cách đó bạn có thể theo dõi bất kỳ phản ứng và biết những gì chúng có thể gây ra cho trẻ.
Các phụ huynh cũng nên luôn đảm bảo cá được nấu chín để tránh vi khuẩn từ thực phẩm và vi rút có thể phát triển mạnh trong cá sống hoặc nấu chưa chín. Bạn chỉ nên cung cấp một số lượng nhỏ và chỉ giới thiệu một loại cá tại một thời điểm nhất định cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ trẻ cũng nên cảnh giác với một số loại cá có chứa hàm lượng metyl thuỷ ngân – một kim loại được cho là có hại khi cho phát triển não và hệ thống thần kinh của trẻ nếu ăn nhiều lần. Đó là lý do tại sao, Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo cha mẹ trẻ nên tránh cho con ăn cá mập, cá kiếm…
Mai Dung đã bình luận
Chào bác sĩ!
Con tôi 7 tháng 10 ngày, cân nặng 8kg. Lịch ăn như sau:
8h : Ăn Bột
10h ăn trái cây
12h Ăn Bôt.
15h uống sữa 100ml
17h ăn sữa chua, hoặc váng sữa
20h ăn bột
Ngoài ra là cháu bú mẹ.
Xin hỏi bác sỹ, cháu ăn như thế có hợp lý ko ah. Xin bác sỹ tư vấn dinh dưỡng sao cho tốt, phù hợp với tháng tuổi của cháu.
Tôi xin cảm ơn !
Doan Ngoc Ha đã bình luận
Chào bác sĩ!
Con trai tôi hôm nay được 10 tháng 11 ngày và hiện cháu được 9,7kg. Cháu rất lười ăn nên tôi lo lắng quá bác sĩ ạ.
Hiện tôi đang gửi con cho một bác hàng xóm trông theo giờ hành chính. Thực đơn của cháu được sắp xếp theo lịch của của bác ấy. Thực sự tôi chưa yên tâm lắm về thực đơn này vì tôi nhận thấy không hợp lý. Tôi gửi bài viết này xin bác sĩ hãy giúp tôi.
Thực đơn (ăn tại nhà bác) như sau:
– 8h: ăn bột (150ml)
– 9h30: ăn váng sữa (50g)
– 11h30: ăn bột (150ml)
– 14h30: ăn hoa quả (120ml)
– 14h: uống sữa công thức (120ml)
Buổi tối về tôi cho con ăn thêm như sau:
– 18h: ăn bột (150ml)
– 20h30: uống sữa công thức (120ml)
Ngoài ra tôi vẫn cho con bú sữa mẹ thêm vào buổi trưa và tối.
Tôi nhận thấy nếu bác trông con tôi cho ăn 2 bữa chính vào buổi sáng là không khoa học và không tốt cho đường tiêu hóa của con. Xin bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Trộm vía! Bé phát triển rất tốt vì mới 10 tháng rưỡi mà tương đương trẻ 1 tuổi (trung bình 1 tuổi nặng 9,5 kg). Bạn nói đúng, khoảng cách 2 bữa bột buổi sáng và trưa cách nhau 3 tiếng rưỡi, trong khi cách bữa tối 6 tiếng rưỡi là không ổn. Chắc phải đi làm nên bú mẹ ít đi, bạn cho bú đêm để khoảng cách bữa cuối tối đến sáng hợp lý hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên vẫn nên cho bú 6-8 lần/ ngày. Số lượng bột, sữa mỗi bữa hơi ít. Bạn tham khảo thực đơn của tôi xem thế nào nhé
+ 7h : sữa bình 120-150 ml ( nếu mẹ không cho bú đêm thì cho bú mẹ)
+ 9h30 : ăn bột 200 ml
+ 11h : váng sữa
+ 12h : bú mẹ
+ 14h30 : ăn bột 200 ml
+ 16h : trái cây (trước giờ đón)
+ 17h30 : bú mẹ
+ 19h : ăn bột 200 ml.
+ 21h : sữa bình 200 ml ( có thể lùi giờ nếu bé ngủ muộn hoặc bạn không muốn bé dậy ăn đêm)
+ Đêm : bú mẹ
Trẻ lớn hơn thì thêm 1 bưã bột, khoảng cách rứt ngằn lại