Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bà bầu giảm cúm không dùng thuốc

Trong thời gian mắc cúm, bạn nên bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Hành tỏi (với số lượng hợp lý) và thực phẩm giàu vitamin C (hoa quả họ cam quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng tăng cường hệ miễn dịch.

Một số chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung viêm kẽm trong giai đoạn này nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước để tránh mất nước lại khiến các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.

Một số gợi ý giúp bạn ứng phó với cúm là:

Xông hơi giúp dễ thở

Một vài thai phụ thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một chậu nước nóng (cần thẩn để nước không làm bỏng mặt). Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bạn bị nghẹt mũi.

Để thông mũi hiệu quả, tinh dầu trà xanh có thể được thêm vào chậu nước khi xông hơi. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ bởi vì theo nguyên tắc, tinh dầu không được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu tiên.

Nước muối sinh lý nhỏ mũi

Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mũi phải được bác sĩ tư vấn cho bà bầu. Nếu không, bạn có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và an toàn cho thai phụ.

Bạn cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để súc miệng.

Chanh và mật ong

Chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm giúp trị ho, viêm họng.

Massage

Massage vùng da quanh mũi và mắt để giảm cơn đau xoang, tránh tắc nghẹt mũi.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe do cúm, bạn nên đi khám sớm. Tuyệt đối không dùng thuốc, thảo dược mà bác sĩ chưa kê toa để điều trị.

Trong phần lớn trường hợp, cảm cúm (hay cảm lạnh) là do nhiễm virus. Điều này nghĩa là việc điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cảm cúm nhẹ kéo dài 1-2 tuần, bạn cần đi khám để biết chắc mình không bị nhiễm trùng.

Meyeucon.org - 16/12/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cảm cúm khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Phụ nữ mang thai nên được ưu tiên tiêm phòng cúm
  • 4 bệnh phổ biến các thai phụ hay mắc phải
  • Phòng ngừa cảm cúm khi mang bầu
  • Làm gì khi bà bầu bị cúm?
  • Bà bầu lưu ý cảm cúm trong thai kỳ

Bình luận

  1. Thùy Dương đã bình luận

    23/06/2012 at 9:42 sáng

    Em đang mang thai ở tháng thứ hai (6 tuần) em bị rát họng, có đờm ngẹt mũi, ớn lạnh mệt mỏi thư thoảng chóng mặt. bác sĩ cho em hỏi em cần làm gì? và nó ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi. em cảm ơn

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn