Nếu con bạn bạn hay mệt, luôn tỏ ra khó chịu trong người mà không có nguyên nhân, bạn hãy nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin. Sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động, suy giảm miễn dịch và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến tử vong hoặc để lại di chứng.
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan; cơ thể không có khả năng tổng hợp được, ngoại trừ hai loại vitamin D và K nên cần phải bổ sung qua đường thức ăn.
Có 13 loại vitamin là : A, C, D, E, K, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B12, folacin (B9) và biotin (B8,). Vitamin được chia làm hai nhóm : nhóm hòa tan trong chất béo gồm các vitamin A, D, E, và K ; nhóm hòa tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B.
Phần lớn vitamin rất dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ và ánh sáng, vì vậy cần bảo quản thực phẩm bằng ướp lạnh, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể: tham gia cấu tạo tế bào; điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng…
Nhu cầu về vitamin của trẻ em cao hơn người lớn, do vậy mà trẻ dễ bị thiếu vitamin nếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ. Nếu thiếu một loại vitamin nào đó, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần phải biết các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin ở trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục.
Biểu hiện thiếu Vitamin ở trẻ:
Thiếu vitamin A
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường… sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.
Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan… Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.
Thiếu vitamin B1
Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít…
Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
Thiếu vitamin C, E
Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu…
Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi…
Thiếu vitamin PP
Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận.
Điều trị và phòng bệnh: Cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.
Thiếu vitamin K
Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.
Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc…) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.
Như vậy, để có chế độ dinh dưỡng đúng, trong khẩu phần ăn của trẻ cần có không những protein, mỡ và carbua mà còn đủ các vitamin. Các bà mẹ nên nhớ rằng, tất cả nhữg món ăn hữu ích thườg tỏ ra không hấp dẫn và không ngon đối với ai không có thói quen ăn các món đó từ nhỏ.
Bạn hãy tập cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi. Chúng sẽ hỗ trợ cho da có màu đẹp, tóc bóng và mắt sáng, cũng như khả năng làm việc cao, cả về thể lực lẫn trí óc – đó là những thể hiện bên ngoài của sức khỏe.
Nếu con bạn bạn hay mệt, luôn tỏ ra khó chịu trong người mà không có nguyên nhân, bạn hãy nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin. Sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động, suy giảm miễn dịch và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến tử vong hoặc để lại di chứng.
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì sức khỏe và có vai trò trong việc điều hành chức năng của các cơ quan; cơ thể không có khả năng tổng hợp được, ngoại trừ hai loại vitamin D và K nên cần phải bổ sung qua đường thức ăn.
Có 13 loại vitamin là : A, C, D, E, K, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B12, folacin (B9) và biotin (B8,). Vitamin được chia làm hai nhóm : nhóm hòa tan trong chất béo gồm các vitamin A, D, E, và K ; nhóm hòa tan trong nước gồm vitamin C và các vitamin nhóm B.
Phần lớn vitamin rất dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ và ánh sáng, vì vậy cần bảo quản thực phẩm bằng ướp lạnh, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Vitamin có vai trò quan trọng trong cơ thể: tham gia cấu tạo tế bào; điều hòa hoạt động của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng…
Nhu cầu về vitamin của trẻ em cao hơn người lớn, do vậy mà trẻ dễ bị thiếu vitamin nếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ. Nếu thiếu một loại vitamin nào đó, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần phải biết các biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin ở trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục.
Biểu hiện thiếu Vitamin ở trẻ:
Thiếu vitamin A: Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường… sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.
Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan… Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.
Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít…
Điều trị và phòng bệnh: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
Thiếu vitamin C, E : Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu…
Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi…
Thiếu vitamin PP: Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận.
Điều trị và phòng bệnh: Cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.
Thiếu vitamin K: Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.
Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc…) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.
Như vậy, để có chế độ dinh dưỡng đúng, trong khẩu phần ăn của trẻ cần có không những protein, mỡ và carbua mà còn đủ các vitamin. Các bà mẹ nên nhớ rằng, tất cả nhữg món ăn hữu ích thườg tỏ ra không hấp dẫn và không ngon đối với ai không có thói quen ăn các món đó từ nhỏ.
Bạn hãy tập cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi. Chúng sẽ hỗ trợ cho da có màu đẹp, tóc bóng và mắt sáng, cũng như khả năng làm việc cao, cả về thể lực lẫn trí óc – đó là những thể hiện bên ngoài của sức khỏe.